Có lẽ bạn đã từng nghe qua thông tin về phân bón hữu cơ với nhiều lợi ích cho cây trồng cũng như giá trị bảo vệ môi trường cao. Nhưng chính xác thì phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ cho cây trồng loại nào tốt nhất? Phân này có điểm nào khác biệt với các loại phân khác? Cách sử dụng ra sao? Đọc hết bài viết sau để khám phá rõ hơn về các loại phân hữu cơ với EcoClean nhé!
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ (phân bón Organic, hay còn gọi là Compost) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên được hình thành từ phế phẩm nông nghiệp, chất thải gia súc, gia cầm, rác thải, phân người, phân động vật, than bùn hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp…Phân bón hữu cơ bổ sung chất hữu cơ và chất dinh dưỡng góp phần vào độ phì nhiêu của đất nên tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.
So sánh phân hữu cơ và phân vô cơ
Giống nhau
Phân vô cơ và phân hữu cơ đều là các loại phân bón chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng, đều có thể sử dụng để bón cho nhiều giai đoạn của cây trồng. Nhưng nếu lạm dụng, sử dụng phân bón không hợp lý sẽ gây hại cho cây trồng và môi trường xung quanh.
Khác nhau
Tính chất | Phân hữu cơ | Phân vô cơ |
Dinh dưỡng | Chứa nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi, cung cấp cả dinh dưỡng và các chất cần thiết để cải thiện cấu trúc đất. | Thường chứa các hợp chất khoáng, cung cấp chủ yếu các loại khoáng chất như nitơ, kali, phốtpho và các nguyên tố vi lượng. |
Độ tan và hiệu quả đem lại | Hiệu quả chậm, cần có thời gian để các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ | Hiệu quả nhanh chóng, tan nhanh |
Ảnh hưởng đến đất trồng | Cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và khả năng trao đổi khí, cũng như cung cấp chất hữu cơ để nuôi dưỡng vi sinh vật có ích trong đất. | Có thể gây ra tình trạng kiềm hóa đất nếu sử dụng quá mức, làm thay đổi pH đất và ảnh hưởng đến hoạt động vi sinh vật trong đất. |
Thân thiện với môi trường | An toàn cho thiên nhiên và con người. Dư lượng phân bón là thức ăn của các vi sinh vật | Dư lượng phân vô cơ gây ô nhiễm môi trường |
Ưu nhược điểm của phân bón hữu cơ
Ưu điểm
- Cung cấp dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.
- Cân bằng vi sinh vật cho đất trồng, bổ sung dinh dưỡng giúp đất tơi xốp.
- Giúp tăng tính ổn định của kết cấu đất, hạn chế tình trạng rửa tôi và xói mòn ở đất trồng.
- Theo thời gian, phân Compost có thể phân hủy hết theo thời gian, không gây ô nhiễm môi trường.
- Giúp tăng năng suất nông sản, tiết kiệm chi phí, công sức cho nhà nông.
- Thay thế được phân vô cơ.
Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng cải tiến công nghệ cao:
Phân hữu cơ cho cây trồng sản xuất công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích rõ rệt, cao hơn loại phân truyền thống. Ngoài ra, phân sản xuất công nghệ cao này còn giúp tăng cường sức đề kháng của cây trước thời tiết khắc nghiệt, đề kháng với sâu bọ và các dịch bệnh.
Công nghệ phân bón hữu cơ cao cấp đang là xu hướng trong nền nông nghiệp Việt Nam giúp giảm chi phí tưới tiêu và dễ dàng sử dụng trong quá trình rải phân, tưới tiêu và sạ giống bằng máy bay nông nghiệp.
Nhược điểm
- Đa phần các loại phân bón hữu cơ đều có mùi hắc, khó chịu.
- Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong khó xác định và không ổn định.
- Thời gian phân hủy dài, hiệu quả phát huy chậm.
Cách sử dụng phân hữu cơ như thế nào để mang lại hiệu quả
Thời điểm thích hợp để sử dụng phân hữu cơ
Phân hữu cơ cần có thời gian để phân giải các chất dinh dưỡng thông qua hoạt động của vi sinh vật, chính vì vậy mà nó thường được sử dụng để làm phân bón lót trước khi gieo trồng. Cách bón định kỳ là 15 ngày/lần trước mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây.
Liều lượng sử dụng phân Organic hợp lý
Phân hữu cơ cần được sử dụng đúng liều lượng được ghi trên bao bì để tránh nguy cơ gây ngộ độc cho cây trồng. Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng với những loại phân bón hữu cơ có hàm lượng đạm cao như phân gà, dịch đạm cá nếu sử dụng quá nhiều có thể làm nóng đất và gây hại đến cây trồng.
Các loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay
Do có nguồn gốc đa dạng nên phân bón hữu cơ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, tính năng riêng phù hợp với những loại cây trồng khác nhau.
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ phân của gia súc, gia cầm, phụ phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, các rác thải sinh hoạt, phân xanh như lá cây, cành cây, thân cây, rơm rạ… được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
Các loại phân bón truyền thống thường chứa các chất dinh dưỡng, khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây là một trong những loại phân bón thân thiện với môi trường. Tuy nhiên loại phân này có hiệu lực khá chậm, thời gian để xử lý lâu cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng lại thấp.
Phân truyền thống bao gồm các loại như phân chuồng, phân xanh, phân, phân rác và than bùn.
Sản phẩm | Ưu – nhược điểm |
Phân xanh (có nguồn gốc từ lá và thân cây) |
|
Phân rác (có nguồn gốc từ lá, thân cây, rơm rạ,…) |
|
Phân chuồng (có nguồn gốc từ phân và nước tiểu động vật) |
|
Than bùn |
|
Phân bón hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón mà trong thành phần chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một chất sinh học (acid humic, acid fulvic, acid amin, vitamin…) Mục đích sử dụng phân hữu cơ sinh học không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ dồi dào mà còn chứa các chất sinh học có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển ở cây, giữ nước cho đất, hỗ trợ hoạt động cho các vi sinh vật có lợi trong đất.
Ưu điểm:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Có thể dùng trong mọi giai đoạn.
- Cung cấp cho đất các vi sinh vật phân giải các chất mà cây trồng đang khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu để tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Phân bón hữu cơ sinh học thân thiện với môi trường và an toàn cho các sinh vật xung quanh.
- Làm giàu chất kháng sinh tự nhiên giúp cây trồng tăng sức đề kháng để chống lại các mầm bệnh.
Nhược điểm:
- So với các loại phân bón hữu cơ khác thì giá phân sinh học thường cao hơn.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có sự tham gia của một hoặc nhiều chủng vi sinh có ích. Sản phẩm có được bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó ủ lên men với các chủng vi sinh đó. Phân hữu cơ vi sinh đặc biệt có chứa các chất hữu cơ trên 15%, vi sinh vật có mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Loại phân bón này được sử dụng chủ yếu cải tạo đất, giúp cây trồng tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Để tạo ra được các loại phân vi sinh cuối cùng có thể không đơn giản với những ai chưa quen, thực hiện không đúng cách hoặc không đủ thời gian để chờ đợi. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của thành phẩm cuối cùng hoặc đẩy nhanh tiến độ ủ phân, các bạn có thể kết hợp các loại phân bón vi sinh EcoStim, vi sinh ủ phân EcoClean Compost có tác dụng phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ và giải phóng dinh dưỡng cho cây dễ dàng hấp thụ, tăng năng suất cây trồng.
Ưu điểm:
- Cung cấp hệ vi sinh vật đa dạng giúp phân giải các chất để cây trồng hấp thu một cách tốt nhất.
Nhược điểm:
- Mỗi loại phân thường phù hợp với một số cây trồng nhất định. Ví dụ: Phân vi sinh vật cố định đạm sẽ phù hợp với các nhóm cây họ đậu.
- Phân bón hữu cơ vi sinh hầu như không có khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nên thường phải sử dụng thêm các loại phân khác.
- Cần phải bón thêm phân để làm thức ăn cho các vi sinh vật nên sẽ tốn thêm 1 khoản chi phí.
Các loại phân hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ khoáng ngày càng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Bởi nó được tạo thành từ nguyên liệu thiên nhiên lành tính như các phế phẩm thực vật, động vật hoặc sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Phân bón này có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tính an toàn cho môi trường, cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ của con người khi tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu liên tục bón trong thời gian lâu dài có thể gây hại cho đất và hệ sinh vật bên trong đất.
Công dụng các loại phân hữu cơ
Làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất
Không phải đất nào cũng có thể thích hợp trồng cây, chính vì vậy cần phải có tác động làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, giúp bộ rễ phát triển. Sử dụng phân bón hữu cải tạo đất khá phổ biến, giúp cân bằng độ pH, bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt. Dưới tác dụng của độ ẩm và nhiệt độ, hydrat cacbon được phân giải thành mùn, acid humic, thuận lợi cung cấp các chất cần thiết cho cây. Thời gian của quá trình này tùy thuộc vào chất liệu của phân là gì cũng như các điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất.
Các loại phân hữu cơ giúp nâng cao chất lượng cây trồng, nông sản
Nông sản chất lượng là mục đích cuối cùng của quá trình canh tác, chính vì vậy mà chúng ta cần quan tâm đến quá trình bón phân. Các chuyên gia đã nhận định, đất canh tác khác nhau sẽ mang lại chất lượng nông sản khác nhau. Sử dụng các phân bón hữu cơ sạch thay cho phân bón hoá học sẽ nâng cao chất lượng nông sản, hoàn toàn không chứa các loại thuốc hoá học kích thích tăng trưởng. Điều này vừa không gây ô nhiễm vừa giữ nguyên được kết cấu đất, lại vừa giúp chúng ta thu hoạch được nông sản chất lượng cao.
Hạn chế xói mòn đất
Bón phân Organic sẽ làm đất tơi xốp hơn, giữ lại phần lớn các chất dinh dưỡng có trong đất, tăng khả năng thấm thoát nước. Điều này vô cùng quan trọng bởi trong thời gian canh tác, dưới tác động của thiên tai, mưa lũ sẽ làm xói mòn đất, rửa trôi các dưỡng chất, từ đó các cây trồng về sau sẽ kém phát triển.
Khi bón phân hữu cơ có các nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp hạn chế bề mặt tiếp xúc với dòng nước, giảm thiểu áp lực dòng chảy, nhất là ở những khu vực có địa hình dốc.
Các loại phân tự nhiên giúp giảm sâu, bệnh hại
Trong canh tác nông nghiệp thì không tránh khỏi sự tấn công của sâu, bệnh hại phá hoại chất lượng nông sản, cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… Việc bón phân của hữu cơ sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của cây trước các điều kiện bất lợi, do vậy cây sẽ ít bị sâu bệnh hại hơn.
Không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Như đã biết, phân bón hữu cơ thường được tạo thành từ các nguyên liệu sạch, vì vậy không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước hay làm chua đất như các loại phân bón hoá học. Thành phần các chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hỗ trợ cải biến các chất độc hại như H2S, CO2, NH3… trở nên thân thiện hơn với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và an toàn cho sức khỏe con người.
So sánh các loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ truyền thống | Phân hữu cơ sinh học | Phân hữu cơ vi sinh | Phân bón hữu cơ khoáng | |
Nguyên liệu chính | Chất thải của vật nuôi, chế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu,…) | Trong thành phần chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 1 chất sinh học (acid humic, acid fulvic, acid amin, vitamin,…). | Chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, vi sinh tồn tại dưới dạng bào tử hoặc thể sống. | Thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 1 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. |
Công dụng | – Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. – Bổ sung các chất hữu cơ giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học. | – Giúp cải tạo đất hiệu quả. – Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. – Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và những bất lợi từ thời tiết. | – Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo đất. – Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu cho cây trồng. – Khống chế (ức chế hoặc tiêu diệt) mầm bệnh trong đất (các vi sinh vật đối kháng, ký sinh,..) nâng cao sức đề kháng cây trồng. | – Cung cấp các khoáng chất hữu cơ cao cho cây trồng. |
Chủng vi sinh | Không có | Không có | Vi sinh cố định đạm, phân giải phân, phân giải kali/silic, giải chất hữu cơ/cellulose, ức chế các vi sinh vật gây bệnh (vi sinh vật đối kháng). | Không có |
Cách sử dụng | Chủ yếu dùng để bón lót khi làm đất hoặc trước khi trồng. Bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. | Dùng bón lót và bón thúc, bón nuôi quả. – Bón lót: chủ yếu dùng cho cây ngắn ngày, bón bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi mới gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì bón trộn đều với lớp đất mặt đem cho xuống hố rồi trồng. – Bón thúc: đào rãnh bón vòng quanh tán cây rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay. – Bón qua lá: hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây. | Dùng bón lót, bón thúc và bón nuôi quả. – Bón lót: chủ yếu dùng cho cây ngắn ngày bón bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi mới gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì bón trộn đều với lớp đất mặt đem cho xuống hố rồi trồng. – Bón thúc: đào rãnh bón vòng quanh tán cây rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay. – Bón qua lá: hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây. | Bón thúc là chính. Bón vòng quanh gốc. – Đối với cây lâu năm thì bón vòng quanh tán. – Đối với cây ngắn ngày: bón theo hàng, theo hốc. |
Bảng phân biệt và so sánh các loại phân bón hữu cơ
Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ đơn giản tại nhà (dành cho nông dân)
Các nguồn bón phân hữu cơ chất lượng
Dưới đây là một số nguồn nguyên liệu được sử dụng để sản xuất phân Organic cho cây trồng tại nhà nhằm thay thế cho các loại phân bón đã được chế biến sẵn.
- Trước tiên là sử dụng chất thải đã qua xử lý, và phương pháp chủ yếu là sử dụng thức ăn thừa hàng ngày của con người. Đây là nguồn nguyên liệu thường được sử dụng để sản xuất phân chuồng, và một số nông dân nuôi trâu bò có thể sử dụng chất thải từ chúng để làm phân bón.
- Rác hữu cơ từ các loại cây trái và rau quả cũng là một nguồn để sản xuất phân bón từ rác. Lá cây và rễ thường được sử dụng để phân hủy thành phân xanh.
- Than bùn là một nguồn nguyên liệu khác, tuy nó cần được xử lý phức tạp để sử dụng làm phân hữu cơ cho cây trồng. Mặc dù quá trình này đòi hỏi nhiều giai đoạn và chi phí, nhưng nó có thể cải tạo đất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên bón than bùn trực tiếp lên cây. Phải qua quá trình xử lý trước khi sử dụng và thận trọng trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu này.
Các bước ủ phân tự nhiên tại nhà
Nếu như nhà bạn có trồng một vài cây ăn quả, vườn rau hay vườn hoa và bạn muốn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho chúng thì hãy thực hiện ngay cách ủ phân tại nhà đơn giản, hiệu quả theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Chuẩn bị những nguyên liệu dễ tìm tại nhà như: lá cây khô, cỏ khô, rơm, thân cây mục, mạt cưa, giấy bìa carton. Hay những rác thải từ nhà bếp như vỏ trứng, túi lọc trà, bã cà phê hay những rau củ bỏ đi…
- Bước 2: Công việc tiếp theo đó là chọn một cái thùng để chứa những nguyên liệu bạn có và xếp chúng thành từng lớp và làm ẩm. Ít nhất 4 tuần thì số nguyên liệu này sẽ tự phân hủy và bạn có thể dùng để bón cho cây.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng hơn dưới sự phát triển của xã hội. Hậu quả này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vi sinh vật cũng như con người trên trái đất này. Từ những rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, nông nghiệp… đã dần hủy hoại môi trường xanh vốn có. Chính vì thế sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng thay vì phân bón hóa học chính là hành động đẹp để bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn cách bón phân hữu cơ cho cây trồng
Trong nông nghiệp, phân hữu cơ chủ yếu được dùng để bón lót để đất tơi xốp trước khi trồng trọt. Vì vậy, nếu bạn có ý định bón thúc cho cây trồng thì nên bón vào giai đoạn cây còn nhỏ, bắt đầu sinh trưởng. Đối với cây lâu năm phải bón vào giai đoạn trước khi cây ra hoa.
Cách bón lót đúng cách: Rải đều phân bón vào đất và sau đó cày xới để phân bón được trộn vào đất, đồng thời giúp đất được tơi xốp hơn. Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể bón theo hàng hoặc hốc cây, sau đó rải một lớp đất mỏng phía trên.
Cách bón thúc: Giai đoạn bón thúc thường sử dụng khi trồng cây lâu năm, bạn có thể đào rãnh hoặc bón phân xung quanh, gần gốc cây. Sau đó rải một lớp đất và tưới ẩm đất để phân nhanh ngấm vào đất.
Top 8 sản phẩm phân hữu cơ tốt nhất hiện nay
Phân vi sinh hữu cơ cải tạo đất ECOSTIM
Phân vi sinh hữu cơ cải tạo đất cao cấp ECOSTIM thuộc nhóm phân hữu cơ vi sinh dạng nấm. Loại phân bón này được đánh giá cao về hiệu quả chăm sóc cây trồng và đảm bảo an toàn cho môi trường. Bón phân vi sinh hữu cơ cao cấp ECOSTIM sẽ giúp cho cây cứng cáp hơn, rễ phát triển khoẻ mạnh, cành lá tươi tốt, phát triển hơn.
Phân dê qua xử lý
Phân dê đã qua xử lý có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của mầm bệnh cho cây trồng. Loại phân này thường có dạng cục đen sẫm hoặc nâu sẫm. Hiện nay, phân dễ được bán khá nhiều trên thị trường và được bà con nông dân đánh giá cao. Với hàm lượng nitơ cao, phân dê giúp cho cây trồng phát triển toàn diện, tăng năng suất hơn.
Phân xanh
Phân xanh được tạo ra từ các loại cây và lá tươi trộn và ủ vi sinh. Phân xanh có khả năng cải tạo đất hiệu quả, hạn chế tình trạng đất xói mòn. Tuy nhiên, phân xanh thường có hiệu quả chậm nên thường được dùng để bón lót hơn là bón thúc.
Phân rác
Phân rác được làm từ thân cây, lá cây hoặc rơm rạ, các sản phẩm từ nông nghiệp được ủ với nhau. Phân hữu cơ làm từ rác có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện độ tơi xốp của đất, giảm thiểu nguy cơ xói mòn, hạn hán cho đất. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của phân rác không cao, tác dụng chậm nên nếu sử dụng phân rác bạn nên cân nhắc, tính toán thời gian sử dụng phân để có hiệu quả như mong muốn.
Phân bón hữu cơ ủ từ thực phẩm hoặc ủ từ Mụn dừa EcoClean
Một số thực phẩm thừa như trà túi lọc, vỏ trái cây, rau củ, nước vo gạo… có thể ủ thành phân hữu cơ. Thông thường, các loại phân bón hữu cơ ủ từ thực phẩm có thời gian ủ khoảng vài tuần. Loại phân này có thể dùng để tưới rau, bón cây…
Phân bón hữu cơ từ than bùn
Than bùn cũng là một loại phân bón hữu cơ quen thuộc và được sử dụng nhiều. Than bùn không thể bón trực tiếp vào cây mà phải qua chế biến theo quy trình và kỹ thuật. Phân bón hữu cơ từ than bùn có tác dụng cải thiện độ phì nhiêu, màu mỡ cho cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của than bùn không cao nên khi sử dụng bạn cần cân nhắc.
Phân hữu cơ vi sinh
Đây cũng là một loại phân hữu cơ cho cây trồng được đánh giá cao và được sử dụng ưu tiên để tăng năng suất cho cây trồng. Phân vi sinh hữu cơ được sản xuất theo quy trình và công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn với nhiều nguyên liệu có nguồn dinh dưỡng cao. Phân bón hữu cơ vi sinh có hiệu quả rất tốt cho đất trồng nên ứng dụng rộng rãi.
Phân hữu cơ – khoáng
Các nguyên tố khoáng vô cơ phổ biến như N, P, K… thường được sử dụng làm phân bón. Với hàm lượng tối thiểu 15%, các nguyên tố này sẽ tạo nên các loại phân bón chất lượng, có hiệu quả cao trong việc cải tạo chất lượng đất trồng, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
EcoClean chính là một trong những thương hiệu được tin dùng trong ngành phân bón hữu cơ cho cây trồng với mong muốn góp một phần nhỏ để đồng hành và chung tay với cộng đồng tạo nên môi trường tốt đẹp hơn.
→ Tham khảo: Giá phân hữu cơ EcoClean.
Một số câu hỏi thường gặp về phân hữu cơ
Làm thế nào để biết được chất lượng của phân hữu cơ?
Trả lời:
Để kiểm tra chất lượng của phân hữu cơ, bạn có thể sử dụng phương pháp kiểm tra độ pH của phân. Nếu độ pH của phân nằm trong khoảng 6,5 đến 7,5 thì phân hữu cơ có chất lượng tốt. Bạn cũng có thể kiểm tra xem phân có chứa hạt, cát hoặc đá không bằng cách thấy bằng mắt thường hoặc sàng lọc phân.
Phân hữu cơ có thể ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Trả lời:
Nếu sử dụng phân hữu cơ không đúng cách, nó có thể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khi sản xuất phân bón bằng phương pháp chưa được xử lý đúng cách. Vi khuẩn, nấm và côn trùng có hại có thể tồn tại trong phân bón hữu cơ và có thể lan truyền vào môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng rửa trôi và làm ô nhiễm nguồn nước. Do đó, cần phải sử dụng đúng cách và kiểm tra chất lượng của phân trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cây trồng và môi trường.
Phân hữu cơ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
Trả lời:
Sử dụng phân Compost đã qua xử lý phân đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tóm lại: Dùng phân bón hữu cơ cho cây trồng là giải pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng nông sản và tạo ra thực phẩm sạch phục vụ con người. Tuy nhiên, việc lựa chọn phân bón hữu cơ cũng cần cẩn trọng, vì một số sản phẩm không đạt chuẩn có thể làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
Vì vậy, nếu các bạn có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ sạch nhưng vẫn chưa tìm được đơn vị uy tín, hãy liên hệ ngay với EcoClean – Một trong những cơ sở chuyên cung cấp các loại phân bón hữu cơ sạch, các vi sinh ủ phân chất lượng đạt chuẩn với phương châm Hiệu quả – Chất lượng – Uy tín.
Tại đây, các bạn sẽ sở hữu ngay phân sạch hữu cơ EcoClean đã trải qua nghiên cứu và quy trình sản xuất nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng. Từ đây, bạn có thể rút ngắn quá trình bón phân và thu hoạch được thực phẩm sạch tự trồng có lợi cho sức khỏe.
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982
Email: [email protected]
Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM