Quy trình ủ phân

Công tác chuẩn bị để ủ phân hữu cơ:

Dụng cụ:

  • Bao tay.
  • Dao, kéo cắt rác hữu cơ.
  • Thùng ủ phân EcoClean hoặc thùng sơn/ thùng xốp (tùy thuộc vào số lượng rác hữu cơ tại hộ gia đình mà bố trí số thùng thích hợp).
  • Que trộn.
  • Dụng cụ xúc (muôi hoặc xẻng nhỏ).
ủ phân

Phần nguyên liệu:

  • Rác thải hữu cơ: rau củ quả thừa, vỏ trái cây, các loại lá xanh thải ra hàng ngày, cắt nhỏ để nhanh phân hủy.
  • Đất (có thể sử dụng đất đã trồng rau) hoặc mùn cưa, mụn dừa.
  • Chế phẩm vi sinh: để tăng hiệu quả phân hủy có thể dùng các chế phẩm vi sinh EcoClean Compost.

Lưu ý: Không nên dùng các loại thức ăn thừa như thịt cá thừa, vì các loại rác này hay kéo các loại côn trùng tới và gây mùi khó chịu. Rác hữu cơ có nguồn gốc từ sữa hoặc dầu mỡ cũng không dùng được, vì chúng cũng làm giảm quá trình phân hủy. Riêng cơm thừa và các loại xương cá, có thể phơi khô rồi giã nhỏ, bổ sung vào phần xanh khi ủ sẽ rất tốt.

Chuẩn bị nguyên liệu ủ, thiết bị ủ

Đổ 1 lớp đất hoặc mun dừa dưới đáy thùng

Trộn đều nguyên liệu ủ với men vi sinh EcoClean Compost (10 gram trên 10 kg nguyên liệu)

Đổ 3/4 thùng

Đổ nguyên liệu đã trộn vi sinh vào thùng ủ

Phủ một lớp đất hoặc mun dừa lên bề mặt (tránh ruồi nhặng và mùi hôi)

Kiểm tra độ ẩm

Đậy kín nắp thùng, đặt nơi thoáng mát (tránh nắng gắt và mưa, ẩm ướt)

3-5 ngày đảo trộn + kiểm tra độ ẩm + nhiệt độ

Thời gian ủ chín từ 30 – 45 ngày

Phân compost thành phẩm

Ủ PHÂN COMPOST HIẾU KHÍ TẠI NHÀ GỒM 3 GIAI ĐOẠN CHÍNH

I. Giai đoạn ủ ban đầu:

Bước 1: Đổ một lớp đất hoặc mụn dừa với độ dày khoảng 5 – 10 cm vào dưới đáy thùng.

Bước 2: Cắt nhỏ các nguyên liệu rồi đảo trộn đều với vi sinh EcoClean Compost (với tỷ lệ 10 gram/ 10 kg nguyên liệu).

– Kiểm tra độ ẩm.

Kiểm tra độ ẩm, dùng tay bóp một nắm rác:

  • Nếu bóp thấy nước rỉ ra từ ngoài kẽ tay, là thừa nước, cần bổ sung lá khô, mùn cưa để chất dẫn giảm độ ẩm.
  • Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.
  • Nếu bóp thấy rác không dính chặt thì không đủ nước, cần tiến hành tưới thêm nước vừa đủ.

Bước 3: Cho các nguyên liệu đã đảo trộn vi sinh vào thùng. Trên cùng phủ một lớp đất hoặc mụn dừa để tránh ruồi nhặng và mùi hôi.

Đậy kín nắp thùng. Đặt thùng nơi thoáng, tránh mưa, nắng gắt chiếu trực tiếp.

Kiểm tra nhiệt độ: cách khoảng 3 – 5 ngày, phải mở thùng kiểm tra nhiệt độ và đảo trộn rác. Bằng nhiệt kế cắm vào lớp rác ủ hoặc dùng tay để sờ vào bề mặt ngoài của thùng để đảm bảo nhiệt độ tối ưu là khoảng từ 50 – 60 độ C.

    • Nếu lớn hơn 60 độ C: mở nắp thùng để đảo trộn hoặc một ít nước lên trên.
    • Nếu thấp hơn 50 độ C: bổ sung thêm chế phẩm sinh học và đảo trộn đều.

Lưu ý :

  • Không xếp đầy chặt thùng, để khoảng trống dày 5 – 7 cm để có sự đối lưu không khí.
  • Không đậy nắp quá kín.
  • Để thùng ở vị trí tránh mưa, tránh nắng gắt nóng (làm ảnh hưởng đến độ ẩm và nhiệt độ mẻ ủ), nơi ẩm thấp (dễ phát sinh mùi hôi và mầm bệnh nguy hại).
II. Giai đoạn tiếp thêm rác thải vào mẻ ủ

Mỗi ngày hoặc khi có rác thải mới có thể thêm rác thải trực tiếp vào mẻ ủ bằng cách:

– Đổ trực tiếp lên lớp trên của mẻ ủ trước.

– Thêm một lượng vi sinh EcoClean Compost vừa đủ, đảo trộn đều.

– Cuối cùng phủ lên một lớp đất hoặc mụn dừa.

III. Giai đoạn lấy phân thành phẩm

Quá trình ủ phân compost hiếu khí sau khoảng 30 – 45 ngày sẽ có phân ủ chín có thể đem sử dụng được.

– Sau 30 ngày thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra từ cửa bên dưới.

– Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình ủ có thể dùng để tưới trực tiếp cho cây trồng hoặc đổ ngược lại mẻ ủ khi bị thiếu độ ẩm.

Phân đạt tiêu chuẩn:

– Nguyên liệu làm phân hữu cơ chuyển sang màu nâu.

– Nguyên liệu làm phân hữu cơ vụn ra, mềm và giống như mùn.

– Phân hữu cơ có mùi đất.

– Tất cả thành phần làm phân hữu cơ hoàn toàn chuyển sang như đất (gọi là “mùn”) và không có dấu vết của thức ăn thừa, lá và cỏ ngoại trừ các thành phần gỗ sẽ trở thành dạng sợi và que.

– Kích cỡ đống ủ sẽ giảm 1/3 so với ban đầu.