Phân hữu cơ vi sinh là gì? Cách nhận biết và hướng dẫn sử dụng

Phân vi sinh hữu cơ đã được các nhà nghiên cứu phát hiện và đưa vào sử dụng trong nhiều năm qua. Vậy phân vi sinh hữu cơ là gì? Có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Làm sao để phân biệt được sự khác nhau giữa phân vi sinh hữu cơ với phân vi sinh?

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K, S, Fe…) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản. Phân vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Ở Việt Nam mật độ vi sinh vật có ích hay nói cách khác mật độ vi sinh vật sống đã được tuyển chọn chứa trong phân bón vi sinh vật phải đảm bảo từ 108-109 vi sinh vật/gram(g) hoặc mililit (ml) phân bón vi sinh vật trên nền cơ chất đã được khử trùng hoặc 105-106 vi sinh vật/gram hoặc ml phân bón vi sinh vật trên nền cơ chất không vô trùng.Một số loại vi sinh vật đang được sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh vật ở Việt Nam bao gồm:

  • Phân vi sinh vật cố định nitơ chứa các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ khí quyển như Rhizobium, Frankia.
  • Phân vi sinh vật phân giải photpho khó tan chứa vi sinh vật có khả năng phân giải photpho khó tan thành dễ hấp thụ như Achromobacter, Bacillus, Aspergillus, Penicillium, Serratia.
  • Phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng chứa vi sinh vật tổng hợp hoạt chất sinh học kích thích tăng trưởng thực vật như Agrobacterium, Flavobacterium, Anthrobacter, VAM.
  • Phân vi sinh vật chức năng vừa cung cấp dinh dưỡng vừa ức chế sâu bệnh cho cây trồng.

Phân vi sinh hữu cơ là gì?

Phân vi sinh hữu cơ là phân bón hữu cơ sinh học chứa các nhóm vi sinh vật có lợi trong môi trường đất. Sản xuất phân vi sinh hữu cơ sẽ trải qua công đoạn chính là trộn nguyên liệu hữu cơ, rồi cho lên men cùng vi sinh vật.Đặc điểm của phân hữu cơ vi sinh là hàm lượng chất hữu cơ trên 15% và mật độ vi sinh vật từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Không chỉ cung cấp các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, phân hữu cơ vi sinh còn giúp hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất để làm cho đất trở nên tơi xốp, không bị bạc màu.

Ngoài cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, phân hữu cơ vi sinh còn có tác động tích cực đến hệ sinh thái đất.

Cụ thể, nó giúp bổ sung vi sinh vật có lợi như nấm đối kháng phòng trừ bệnh, các vi sinh kích thích trao đổi chất và tăng đề kháng của cây trồng. Đồng thời hỗ trợ quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thu bởi cây.Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Điều này góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ và bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường đất, nước.Phân vi sinh hữu cơ thân thiện với môi trường

Phân bón vi sinh hữu cơ thân thiện với môi trường

Ứng dụng của phân vi sinh hữu cơ

  • Phân bón vi sinh hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường.
  • Phân bón vi sinh hữu cơ còn kích thích sự hoạt động của hệ vi sinh vật có sẵn trong đất, giúp chuyển hóa những chất khó hấp thu trở nên dễ hấp thu hơn, phân hủy các chất độc hại trong đất để cây trồng phát triển theo cách tự nhiên.
  • Bên cạnh đó, loại phân bón này còn giúp đất thêm phì nhiêu, cung cấp mùn cho đất, cung cấp chất khoáng để tăng khả năng miễn dịch cho cây.

Các loại cây phù hợp để sử dụng phân vi sinh

Phân vi sinh là loại phân lành tính, có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trái, lương thực, cây kiểng. Tuy nhiên, loại phân bón này các tác dụng chậm nên tùy vào các giai đoạn, loại cây, chúng ta sẽ có cách bón phân riêng để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Cây trồng ngắn ngày: Phân bón vi sinh thường được dùng để bón lót trong đất trước khi gieo trồng các loại cây ngắn ngày.
  • Cây trồng thu hoạch theo mùa: Để đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng vào mùa vụ tiếp theo, phân vi sinh thường được dùng để bón bổ sung thêm vào trước đợt gieo tiếp theo
  • Cây ăn quả, cây lâu năm: Đối với những loại cây có thời gian phát triển dài, phân bón vi sinh có thể dùng để bón lót và cả bón thúc. Do đó, bạn nên bón phân vào mùa có mưa nhỏ. Khi đó đất có độ ẩm thích hợp để các vi sinh hoạt động và phát triển hơn.

Sự khác nhau giữa phân vi sinh hữu cơ và phân vi sinh

Phân hữu cơ được hình thành từ phân bắc, phân động vật và một số hợp chất hữu cơ khác là rác thải sinh hoạt. Để đưa vào sử dụng cho cây trồng, loại phân này phải qua quá trình xử lý ủ hoai mục để loại bỏ côn trùng hay vi khuẩn gây bệnh cho cây.

Bảng so sánh phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

Đặc điểm so sánh

Phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh

Bản chất  Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích Là một dạng phân hữu cơ nhưng trải qua thêm quá trình lên men cùng các vi sinh vật có ích.
Chất mang Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh Thường sử dụng phân chuồng, than bùn, bã bùn mía để làm chất mang vi sinh vật
Mật số vi sinh Từ 1.5×108 Từ 1×106
Các chủng vi sinh VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
Phương pháp sử dụng Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây, bón trực tiếp vào đất Bón trực tiếp vào đất

Công dụng của phân vi sinh hữu cơ

Việc sử dụng phân hóa học đã gây nhiều tác động không tốt đến đất và nguồn nước dành cho trồng trọt, sau đây là một số ảnh hưởng nghiêm trọng khi bà con nông dân lạm dụng phân hóa học:

  • Đất bị chai sạn, dinh dưỡng của cây bị suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng không đạt được như mong muốn.
  • Dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng rất khó để chữa, thậm chị cây có thể bị chết nếu như không tìm ra phương pháp nhanh chóng và phù hợp nhất.
  • Đặc biêt, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loại động thực vật xung quanh.

Vậy thì vì sử dụng phân bón hóa học giá rẻ, bà con nông dân nên sử dụng phân vi sinh hữu cơ vì sẽ mang lại nhiều lợi ích cụ thể như:

  1. Cải tạo đất trồng trọt: Phân vi sinh hữu cơ được xem là một trong những cứu tinh của đất trồng trọt ở nước ta, chúng có khả năng tái tạo lại đất khi tác động trực tiếp đến cấu trúc của đất và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, đặc biệt là những loại đất bạc màu, đất cát, … làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất mang đến nguồn đất đầy dinh dưỡng cho sự phát triển của cây trồng.
  2. Hạn chế sự rửa trối và xối mòn: Chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao cùng với đó là chất mùn giúp cho sự liên kết giữa những chất khoáng dinh dưỡng trở nên chặt chẽ hơn, hạn chế tối đa sự rửa trôi và xối mòn, tăng sự ổn định của kết cấu đất.
  3. Cân bằng hệ vi sinh trong đất: Nhờ chất mùn có trong phân giúp cho đất tơi xốp và tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật phát triển mang lại nguồn dưỡng chất cực kỳ tốt cho cây trồng, tạo độ ẩm trong những ngày trơi nắng nóng.
  4. Không gây ô nhiễm môi trường: Tiêu chí hàng đầu khi sử dụng phân vi sinh hữu cơ chất là đảm bảo được an toàn vệ sinh cho môi trường, chúng mang lại một bầu không khí trong lành, bên cạnh đó còn giúp đất trở thành một bộ lọc thông minh để loại bỏ các chất độc hại có ảnh hưởng đến thực vật.
  5. Tiết kiệm chi phí: Khác với phân bón vô cơ, phân hữu cơ người nông dân chỉ cần chăm bón theo những giai đoạn cách xa nhau vì đất luôn được giữ lại độ ẩm và chất dinh dưỡng để tự nuôi sống cây trồng. Còn riêng phân bón vô cơ thì bà con cần phải bón phân liên tục vừa tốn chi phí và công sức. Đó là lý do mà việc sử dụng phân hữu cơ sẽ có lợi và tiết kiệm được phần lớn chi phí. Để có thể mua được loại phân vi sinh hữu cơ phù hợp với chi phí rẻ, bà con có thể tham khảo sản phẩm của chúng tôi tại đây.

Phân vi sinh hữu cơ có vai trò vô cùng quan trọng

Phân bón vi sinh hữu cơ có vai trò vô cùng quan trọng

Bảng báo giá phân vi sinh hữu cơ 

Để mua các sản phẩm phân bón tốt nhất hiện nay với mức giá ổn định, bà con có thể liên hệ với Công ty ECOCLEAN thông qua Hotline: 0903.956.982 để được tư vấn và báo giá. Ở bài viết này, chúng tôi mang đến cho bà con loại phân vi sinh cải tạo đất ECOSTIM chất lượng tốt nhất với giá thành 298,000đ/gói, hãy truy cập link https://uphanhuuco.com/san-pham/phan-bon-vi-sinh-cai-tao-dat-ecostim-cho-cay-trong để đặt hàng và mua sản phẩm ngay hôm nay. 

bảng giá ủ phân vi sinh hữu cơ
Bảng báo giá phân hữu cơ vi sinh

XEM NGAY: Bảng giá phân hữu cơ

Phân bón vi sinh cải tạo đất
Phân bón vi sinh cải tạo đất

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân vi sinh hữu cơ

Để sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ, người ta thường sử dụng các chủng vi sinh vật như:

Vi sinh vật cố định đạm:

Đây là dạng vi sinh vật có khả năng cố định và chuyển hóa Nitơ có trong không khí thành dạng mà cây trồng có thể hấp thu dễ dàng hơn. Nitơ trong không khí có mặt trong hầu hết các chất hữu cơ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động thực vật, chúng giúp cho quá trình trao đổi chất và năng lượng của cây diễn ra nhanh chóng, tăng hàm lượng protein có trong thực vật và tham gia tái tạo cấu trúc nguyên sinh của các tế bào.

Bên cạnh đó Nitơ còn tham gia vào quá trình quan hợp, cung cấp các chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất, vì vậy các vi sịnh vật cố định đạm mang một vai trò chuyển hóa vô cùng quan trọng đến sự phát triển của thực vật.

Đặc điểm phân vi sinh cố định đạm

Nitơ có hàm lượng cực ít trong môi trường đất, chủ yếu là ở môi trường không khí vì thế chúng ta cần sử dụng phân bón có chứa Nitơ đã được chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng dành cho cây. Quá trình chuyển hóa này người ta gọi là cố định đạm. Các vi sinh vật cố định đạm sẽ hấp thụ Nitơ trong không khí và biến chúng thành NH3 trong cơ thể chúng và nuôi sống chúng. Khi phân bón cho cây, vi khuẩn cố định đạm chết đi và hòa quyện với môi trường đất mang lại nguồn dưỡng chất dồi dạo cho cây trồng.

Thành phần tạo nên phân vi sinh cố định Nitơ

Hiện nay vi khuẩn cố định đạm có rất nhiều loại điển hình như: Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhizobium, … và đặc biệt là tảo lam. Những loại vi khuẩn này có đặc tính sống cộng sinh trên cây họ đậu. Với nguồn Nitơ dồi dào từ không khi, các loại vi khuẩn này sẽ chuyển hóa thành phân xanh và đem đến dinh dưỡng tốt cho cây. Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay cũng đã cho ra nhiều loại phân bón vi sinh cố định đạm trên thị trường bằng công nghệ cấy ghép và nhân giống hiệu quả.

Vi sinh vật phân giải cellulose:

Ở nước ta có một nguồn chất hữu cơ dồi dào là bã mía, rơm rạ, trấu… Đây là những chất hữu cơ có chứa nhiều cellulose.Nếu thủy phân cellulose trong môi trường kiềm hay acid sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Vì vậy, sử dụng vi sinh vật để phân giải cellulose sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Vi sinh vật phân giải lân:

Đây là các vi sinh vật có khả năng hòa tan, phân giải lân khó tan thành dạng dễ tan để cây trồng hấp thu nhanh hơn. Dòng vi khuẩn này có tên là Pseudomonas sp. và Bacillus sp. hỗ trợ phân giải lân khó tan cực tốt. Loại vi khuẩn này sống trông đất và sử dụng các nguồn lân khó tan để duy trì sự sống, tuy nhiên do vòng đời ngắn khi chết vi khuẩn sẽ cung cấp lại lân dễ tan cho cây trồng. 

Vi sinh vật ức chế các vi sinh vật gây bệnh:

Là các vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kìm hãm, ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh vật có hại cho cây trồng như nhóm Beauveria hay Bacillus sp. Pseudomonas striata…Điều đặc biệt loại phân có chưa vi sinh vật ức chế gây bệnh này có khả năng thay thế thuốc trừ sâu và bảo vệ tốt cho sự phát triển của cây. Nhiều nông dân luôn có mong muốn tạo độ ẩm cho đất trồng trọt mà hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều thì việc dùng phân bón vi sinh vật giữ ẩm Polysacarit sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Vi sinh vật cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng:

Đây là chủng vi sinh vật có khả năng hòa tan Kẽm, Silic… giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây diễn ra nhanh hơn.

Vi sinh vật sản xuất các chất kích thích sinh trưởng:

Gồm các nhóm vi sinh vật như Pseudomonas, Azospirillum, Gibberella fujikuroi… Các nhóm vi sinh vật này giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn bởi chúng có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng. Đặc biệt, chủng vi sinh vật này còn hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, sâu bọ, đảm bảo cây trồng phát triển tốt.

Đặc điểm của vi sinh vật kích thích tăng trưởng

Vi sinh vật kích thích sinh trưởng ở trong đất sẽ có thể chi phối quá trình trao đổi chất, góp phần tổng hợp các hợp chất sinh học có trong đất làm tăng hiệu suất nảy mầm của cây, đồng thời trọng lượng của thực vật cũng được tăng theo. Quá trình này sẽ thúc đẩy bộ rễ của cây được khỏe mạnh, hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.Phân vi sinh hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội

Phân bón vi sinh hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội

*** Đừng bỏ qua: Phân hữu cơ cho cây trồng tốt nhất hiện nay

Phân bón vi sinh như thế nào là chất lượng và hiệu quả?

Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, giúp cung cấp dưỡng chất cho đất và cây trồng phát triển.Chất lượng phân bón vi sinh được đánh giá chủ yếu dựa vào mật độ vi sinh có trong phân và cần tuân thủ một số tiêu chuẩn sau:

  • Thành phần của phân bón vi sinh phải chứa ít nhất 1 chủng vi sinh vật hữu ích và có số bào tử sống tối thiểu 1,5 x 108 CFU/mg.
  • Các chủng vi sinh vật thường được dùng để sản xuất phân bón vi sinh:  vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,…
  • Mỗi loại phân bón vi sinh được phép lưu hành cần trải qua quá trình thí nghiệm kỹ lưỡng. Các kết quả nghiên cứu phải được xác nhận bởi các hội đồng chuyên môn có thẩm quyền.

Lưu ý: Mật độ vi sinh vật có trong phân được quy định chặt chẽ và tuyệt đối không được chứa các loại vi khuẩn có thể gây bệnh hại.

Quá trình sản xuất phân bón vi sinh EcoStim được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.
Quá trình sản xuất phân bón vi sinh EcoStim được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.

Bí quyết sản xuất phân bón vi sinh chất lượng

Nguyên lý sản xuất phân bón vi sinh cơ bản.
Nguyên lý sản xuất phân bón vi sinh cơ bản.

Nguyên lý sản xuất phân bón vi sinh khá đơn giản nhưng đòi hỏi nguồn giống vi sinh phải chất lượng, kỹ thuật và máy móc hỗ trợ chuyên dụng. Vì vậy, hầu hết phân bón vi sinh trên thị trường đều được sản xuất từ các nhà máy phân bón lớn. Để sản xuất phân bón vi sinh, nhà sản xuất cần lưu ý những bí quyết sau:

Giai đoạn nhân giống chủng sinh vật đặc hiệu

Ở giai đoạn này cần phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đặc hiệu đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Đây là giai đoạn quan trọng và đòi hỏi người phụ trách chọn lọc phải có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.

Tạo môi trường thuận lợi để nhân giống vi sinh vật: Các vi sinh vật cần được sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi như đầy đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO2, nhiệt độ môi trường tối ưu… sẽ nhanh chóng phát triển và phát huy lợi ích cho cây trồng cũng như đất đai.

Vi sinh vật đặc chủng được chọn nhân giống để sản xuất phân bón vi sinh thường có khả năng thích nghi cao để phân vi sinh được sử dụng hiệu quả rộng rãi.
Vi sinh vật đặc chủng được chọn nhân giống để sản xuất phân bón vi sinh thường có khả năng thích nghi cao để sử dụng hiệu quả.

Giai đoạn trộn với chất nền

Sau khi đã nhân giống các chủng vi sinh đặc chủng, tiến hành phối trộn cùng với chất nền. Các chất nền thường là: than bùn, nguyên tố vi lượng, chất khoáng, dớn trắng,…Điểm cần chú ý ở giai đoạn này chính là chất nền lựa chọn phải đảm bảo vệ sinh và cần được phối trộn bằng dây chuyền máy móc chuyên dụng.

Quy trình sản xuất phân bón vi sinh chi tiết, đòi hỏi nhiều công đoạn và yêu cầu kỹ thuật cao.
Quy trình sản xuất phân bón vi sinh chi tiết, đòi hỏi nhiều công đoạn và yêu cầu kỹ thuật cao.

Lưu ý khi sản xuất phân bón vi sinh

  • Hiệu quả của phân bón vi sinh sẽ thay đổi theo từng loại cây cũng như điều kiện thổ nhưỡng.
  • Phân bón vi sinh được lưu hành bắt buộc phải có nhãn mác với đầy đủ thông tin: cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, thành phần vi sinh, công dụng, hạn sử dụng, khối lượng, hướng dẫn sử dụng,… 
  • Chất lượng sản phẩm phải luôn đảm bảo từ khi xuất xưởng cho đến cuối thời kỳ bảo hành.

Hướng dẫn sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ

Cách sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, đặc điểm cây trồng, thời tiết… Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ, chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… Vì đây là những chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật có ích trong phân vi sinh. Xây dựng môi trường xanh cùng EcoClean

Xây dựng môi trường xanh cùng EcoClean

Nhiễm vào hạt giống

Để tăng tỷ lệ nảy mầm, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh cho giống cây, trước khi gieo trồng mọi người có thể xử lý giống bằng cách trộn phân vi sinh trực tiếp vào hạt giống và ủ hạt trong khoảng 10 – 20 phút ( 1kg phân có thể trộn được cho 100kg hạt giống). Bạn có thể hòa tan phân vi sinh vào nước sạch rồi cho hạt vào. Hoặc trộn trực tiếp phân vi sinh vào hạt giống đã được làm ẩm.

Lưu ý: Không dùng phân này cho các hạt giống đã xử lý qua thuốc trừ sâu. Nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm hạt giống bị xây xát, gãy mầm.

Hồ rễ cây

Phân bón vi sinh còn được sử dụng bằng cách làm loãng phân vi sinh với nước sạch, sau đó ngâm phần rễ cây vào dung dịch đó trong khoảng 6 – 24 giờ. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao, thường sử dụng cho cây non nhằm kích thích quá trình sinh trưởng, loại bỏ vi sinh vật có hại cho cây. Khi thực hiện phương pháp này, bạn nên để cây vào nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Không áp dụng đối với cây rễ cọc và cây ăn trái.

Ngoài ra, phương pháp bón phân trực tiếp vào đất cũng là một phương pháp đơn giản, phổ biến. Trộn với các loại phân vi sinh và chế phẩm khác và trải đều vào các luống cây cũng đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm công sức khi canh tác. Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại phân bón vi sinh hữu cơ, quý khách hàng hãy đến với EcoClean. Tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm vi sinh uy tín, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng một môi trường xanh, trái đất xanh.

Kinh nghiệm sử dụng phân vi sinh hữu cơ cho cây trồng

Để sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng hiệu quả, bà con có 2 cách như sau:

Cách 1: Ủ phân vi sinh hữu cơ trước khi sử dụng, bà con nên áp dụng quy trình ủ phân hữu cơ với chế phẩm sinh học để giúp vi sinh vật phát triển mạnh mẽ nhất, chúng sẽ mang lại một nguồn dưỡng chất phong phú cho cây trồng. Sau khi đã ủ phân thì có thể mang lại để chăm bón.

Cách 2: Hòa tan phân vi sinh hữu cơ với nước. Phương pháp hòa tan phân với nước mang lại hiệu quả vô cùng cao khi tưới xung quanh gốc cây giúp vi sinh vật có ích có thể phân tán đều và mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng. Tuy nhiên, khi sử dụng cách thức này bà con nên dùng thêm các chất hay thuốc trừ sâu khác để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật có lợi. Việc dừng thuốc trừ sâu nên giãn cách ít nhất 2 tuần.

Trên đây là những thông tin bổ ích về phân vi sinh hữu cơ mà chúng tôi muốn mang đến cho bà con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức trồng trọt cũng như cần hỗ trợ tư vấn mua sản phẩm phù hợp, hãy liên hệ ngay đến ECOCLEAN để được tư vấn cụ thể nhất qua Hotline: 0903.923.177. ECOCLEAN cảm ơn quý bà con đã bỏ thời gian tham khảo và sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

Xem thêm: Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost

0903923177
0903956982
X