LỢI ÍCH KÉP CỦA VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT

Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội hiện nay, rác thải của con người ngày càng được sinh ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, việc phân loại rác thải là một việc hết sức cần thiết để giúp cho môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp hơn.

Đầu tiên, nếu muốn bảo vệ môi trường sống của mình thì bạn nên cần biết rõ những loại rác sinh hoạt mình thải ra hằng ngày:

Rác hữu cơ

Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân huỷ như thức ăn thừa, trái cây, rau củ quả, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây, rơm…

Những loại rác thải này bạn sẽ cho vào túi màu xanh lá cây (hoặc trắng), nếu không có thì bạn cũng có thể dán nhãn dán “Rác hữu cơ” vào túi rác. Những loại rác thải này sẽ được đem thành phân bón.

>>> Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ tốt cho cây trồng

Rác vô cơ

Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như nilon, sành sứ, gạch, xỉ than, gỗ…

Bạn nên hạn chế sử dụng các loại rác này nhé. Đơn giản khi bạn đi mua sắm bạn có thể để trực tiếp hàng hóa vào chung một chiếc giỏ hoặc sử dụng các loại túi tự phân hủy. Bạn sẽ giật mình khi biết được những chiếc túi nilong rất tiện lợi này chỉ bị phân hủy hết khi được chôn dưới lòng đất từ 400 – 600 năm.

Rác tái chế

Những loại rác có thế tái chế như giấy báo, vỏ hộp sữa, thùng carton, vỏ chai, lon, sắt thép…bạn có thể đem đi bán hoặc tặng cho những nơi thu gom phế liệu.

Lưu ý

Ngoài ra, có một điều đặc biệt đáng chú ý mà chúng ta thường nhầm lẫn là các loại PIN TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC VỨT VÀO THÙNG RÁC.

Trong pin thường có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín… đây là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người. Vì thế khi vứt vào sọt rác, Pin sẽ bị chôn lấp xuống đất, các chất độc này sẽ thấm nhanh vào đất, nguồn nước và chính chúng ta sẽ là những nạn nhân chịu những hậu quả nặng nề vì lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Vì thế, khi thải Pin chúng ta cần có một cơ quan, hệ thống để xử lý loại rác độc hại này.

>>> Xem thêm: Phân vi sinh hữu cơ là gì? Có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

0903923177
0903956982