Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt hiệu quả tại nhà

Vì sao cần phải phân loại rác? Cách phân loại rác hiệu quả tại nhà được tiến hành như thế nào? Những lưu ý gì khi phân loại rác tại nhà để tránh sai sót khi thực hiện.Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu hiện nay.

Phân loại rác thải là việc chia chất thải thành nhiều loại khác nhau. Bạn có thể làm điều này tại nhà hoặc thông qua các hệ thống thu gom tự động bằng máy. Để giảm thiểu tác động của rác thải đối với môi trường, người dân nên tự ý thức phân loại rác thải tại nguồn.

Hãy góp phần bảo vệ môi trường bằng cách phân loại rác tại nguồn

Hãy góp phần bảo vệ môi trường bằng việc phân loại rác tại nguồn

Vì sao cần phải phân loại rác?

Thống kê từ AirVisual, trong 16 ngày (từ 18-11 đến 3-12), chỉ số ô nhiễm theo ngày của Hà Nội chỉ có 1 ngày ở mức trung bình (1-12) khi trời chuyển mưa, 15 ngày còn lại đều được cảnh báo có chỉ số ô nhiễm ở mức đỏ – có hại cho sức khỏe. Nguồn: tuoitre.vn tại bài viết: Hà Nội ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hồ Chí Minh cũng không kém cạnh. VTV đưa tin: TP Hồ Chí Minh: Người dân khốn khổ trong không khí ô nhiễm nhiều năm

Ô nhiễm không khí khuyến người dân khốn khổ
Ô nhiễm không khí khuyến người dân khốn khổ

 

Có một nguyên tắc mà tôi rất tâm đắc đó là “Làm đúng ngay từ đầu”. Trong bất kỳ công việc gì cũng vậy, chỉ cần bước đầu làm thật tốt và đúng thì những công đoạn sau sẽ thực hiện dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.Phân loại rác cũng vậy, chỉ cần thực hiện chỉnh chu ngay tại nguồn thì sẽ giảm thiểu được tình trạng quá tải ở đoạn cuối.Cách phân loại rác tại nguồn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: 

  • Giảm tải lượng rác cần xử lý, từ đó giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • Tạo ra nhiều sản phẩm tái chế, giúp tăng cường kinh tế bằng cách bán phế liệu và sử dụng chúng làm phân bón.
  • Góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên một cách hợp lý và xây dựng môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh.
  • Giảm áp lực công việc cho công nhân thu gom rác thải.
  • Tiết kiệm chi phí trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác một cách hiệu quả hơn.

Cách thu gom rác

Cách thu gom rác hữu cơ dễ phân huỷ: Thu gom rác vào các vật dụng chứa rác riêng để tận dụng để ủ làm phân hữu cơ tại các gia đình hoặc đưa đến các nhà máy sản xuất phân bón. Cách thu gom rác khó phân huỷ: 

  • Cách thu gom rác tái chế: rác tái chế được phân loại riêng và chuyển đến các cơ sở tái chế rác.
  • Cách thu gom rác không tái chế: những rác thải không có khả năng tái chế được nữa sẽ được thu gom và đưa đến các điểm tập kết, sau đó chuyển đến các khu xử lý rác thải tập trung.

Cách phân loại rác hiệu quả tại nhà

Đối với rác thải sinh hoạt tại nhà thông thường sẽ được phân làm 3 nhóm chính sau: Rác thải hữu cơ dễ phân hủy, rác vô cơ; rác tái chế. Người trong gia đình hãy thực hiện cách phân loại rác theo từng nhóm để góp phần xử lý rác hiệu quả.Áp dụng cách phân loại rác tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý

Áp dụng cách thức phân loại rác tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý

Nhóm rác hữu cơ dễ phân hủy

  • Có thể tận dụng để ủ phân compost cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Nhóm này bao gồm: các loại rau củ bị hư, vỏ trái cây, vỏ trứng, thịt cá hư hỏng, thức ăn thừa, bã trà, cà phê…

Nhóm rác vô cơ

Là túi nilong, pin, các vật dụng làm từ gốm sứ, thủy tinh… những loại rác này không thể sử dụng được nữa phải để thu gom xử lý tại các nhà máy rác thải.

Nhóm rác tái chế

  • Bao gồm: giấy, các vật dụng làm từ nhựa, nhôm, sắt và các kim loại có thể tái chế.
  • Các loại rác này khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để phục vụ con người.

Rác gia đình

Rác thải gia đình có thể được phân loại thành các nhóm: 

  • Rác thải hữu cơ dễ phân huỷ: một số loại thực phẩm thừa, vỏ rau, củ, quả, thức ăn thừa… sẽ được để riêng trong túi để tránh rơi ra hay chảy nước ra. Các loại rác thải này có thể được dùng để ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng hoặc chuyển đến các nhà máy làm thức ăn chăn nuôi. 
  • Rác thải có khả năng tái chế: một số loại rác như giấy, vỏ lon, vỏ chai… có thể tái chế được. 
  • Rác thải khác như tã, vải, bao bịch… sẽ được phân loại riêng và chuyển đến các cơ sở xử lý rác thải theo quy định. 

Rác văn phòng

Rác văn phòng là những loại văn phòng phẩm không được sử dụng nữa, có thể được phân loại thành các nhóm: 

  • Rác tái chế được: một số loại rác như đinh, kẹp, thiết bị hư, chai nhựa, giấy báo cũ, bút hết mực, bút hỏng… sẽ được phân loại riêng để tái chế. 
  • Rác hữu cơ: thức ăn thừa tại văn phòng có thể được phân loại riêng để xử lý đúng mục đích. 
  • Rác thải nguy hại, không thể tái chế được như pin, bóng đèn… nên để riêng để xử lý riêng. 

Rác y tế

Rác y tế được thải ra từ các cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế đã được Bộ Y tế quy định cụ thể bao gồm: 

– Chất thải lây nhiễm: 

  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn như kim tiêm, đầu nhọn dây truyền, kim chọc dò, lưỡi dao mổ, đinh, cưa, kim châm cứu… 
  • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch, chất thải từ phòng bệnh cách ly… 
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm… 
  • Chất thải giải phẫu gồm mô, bộ phận cơ thể người, xác động vật thí nghiệm… 

– Chất thải nguy hại không lây nhiễm: 

  • Các loại hoá chất thải bỏ có thành phần độc hại. 
  • Dược phẩm thải bỏ gây độc hoặc chứa thành phần nguy hiểm.  
  • Thiết bị y tế thải bỏ có chứa thuỷ ngân, kim loại nặng. 
  • Chất hàn răng amalgam thải bỏ nguy hiểm. 

– Chất thải y tế thông thường: 

  • Chất thải từ sinh hoạt thường ngày và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế. 
  • Chất thải thông thường không thuộc nhóm các chất thải y tế nguy hại. 

Rác xí nghiệp

Rác xí nghiệp được phân loại thành các nhóm: 

  • Rác thải nguy hại có thành phần độc hại dễ gây cháy nổ, nhiễm độc như pin, phụ gia, dầu nhớt thải… 
  • Rác thải không nguy hại gồm sắt, thép, thuỷ tinh, than, gốm sứ, da, cao su… không nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người, có thể tái chế được. 

Rác xây dựng

Rác xây dựng được phân thành các nhóm chính: 

  • Rác thải rắn có khả năng tái chế được như sắt, thép, nhôm, gỗ… 
  • Rác thải rắn không tái chế được, phải đi chôn lấp như vữa, bê tông, các loại đất, đá, gạch vụn… 
  • Rác thải nguy hại như thiết bị điện, pin, bình ắc quy, sơn…

 

  Bạn có thể tải Những nguyên tắc phân loại rác thải sinh hoạt của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại đây để tham khảo và thực hiện đúng cách.

Những lưu ý khi phân loại rác tại nhà

Sau khi đã hiểu rõ về đặc điểm của từng nhóm rác thải, mọi người hãy phân chia rác theo từng nhóm trên. Hãy chuẩn bị cho gia đình mình 3 thùng chứa rác và ghi chú cẩn thận để tránh bị nhầm lẫn nhé.Đặc biệt hãy chọn thùng rác có nắp đậy kín để tránh mùi hôi cũng như các loại chuột ẩn náu.Cách phân loại rác sẽ đạt hiệu quả tối ưu nếu bạn lưu ý những vấn đề nhỏ này. Đối với các loại chai, hộp nhựa, thủy tinh, hay vật dụng có chứa nước bên trong. Hãy đổ bỏ và làm sạch trước khi cho vỏ vào thùng chứa rác. Nếu bạn có thói quen vò giấy thì nên từ bỏ để giúp số giấy đem đi tái chế được tốt hơn. Cách phân loại rác tại nguồn theo từng nhóm rác thải

Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo từng nhóm rác thải

Xã hội càng phát triển thì lượng chất thải cũng tăng thêm ngày một nhiều. Trong đó phải kể đến chính là rác thải sinh hoạt.Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tất cả mọi người. Chính vì thế mỗi người chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc phân loại rác tại nguồn. Đồng thời hạn chế sử dụng những vật liệu không tái chế được như túi nilon.

Các phương pháp xử lý rác thải tại nhà

Để giảm thiểu gánh nặng cho các khu xử lý rác tập trung, bạn cũng có thể tự tay xử lý một phần rác sau khi phân loại ngay tại nhà.

Phương pháp chôn lấp đúng quy trình:

Rác thải được phân lớp, đóng gói chặt chẽ để giảm thể tích và được phủ đất (kết hợp với việc sử dụng hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và ngăn chặn sự phát triển của côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:
Rác thải đã được thu gom -> San ủi -> Phun thuốc -> Rắc vôi ->Lắp đất theo từng lớp -> Hoàn thô mặt bằng, trồng cây xanh sau khi đã đủ độ cao đầm nén.

Đối với rác thải vô cơ:

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những chiếc chai, lọ thủy tinh hay chậu sứ còn lành lặn để sử dụng lại hoặc tái chế thành lọ hoa, hộp đựng bút hay đựng gia vị xinh xắn. Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả giúp bạn có những giây phút sáng tạo thư giãn lại vừa góp phần giảm thiểu rác thải. 

Đối với rác hữu cơ khó phân hủy:

Các loại rác hữu cơ khó phân hủy như chai nhựa, đồ hộp, vải vóc… bạn cũng hoàn toàn có thể tái chế chúng thành những vật dụng trang trí hoặc bán cho đồng nát để tiết kiệm được một khoản phí.

Đối với rác hữu cơ dễ phân hủy:

Rác hữu cơ thường được tái chế thành phân bón dùng trong nông nghiệp, trồng trọt. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau đây để biến rác thải thành loại phân bón giàu chất dinh dưỡng.

  • Cách thứ nhất, cách này chỉ nên sử dụng cho các loại rác có nguồn gốc từ thực vật, bạn có thể trực tiếp vùi rác xuống đất, rải thêm 1 phần lá cây khô bên trên và lấp chúng lại. Để quá trình “phân hóa” diễn ra nhanh hơn, bạn cũng có thể đốt chúng trước khi vùi vào đất.
  • Cách thứ hai, sử dụng rác thải hữu cơ để ủ phân compost. Phân compost là một loại chất mùn ổn định được hình thành sau quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đây là loại phân không chứa mầm bệnh, cực kỳ an toàn và tốt cho cây trồng. Để tạo được phân compost, bạn có thể sử dụng tất cả loại rác hữu cơ dễ phân hủy, ủ trong vòng 2-3 tháng và có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để rút ngắn thời gian, khử mùi trong quá trình thực hiện.

Các câu hỏi thường gặp về cách phân loại rác

Làm thế nào để tách bỏ những vật dụng khó phân loại?

Để tách bỏ những vật dụng khó phân loại, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Tìm hiểu các quy định về phân loại rác của địa phương bạn đang sống. Các quy định này có thể khác nhau giữa các khu vực, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ để biết được những vật dụng nào không được phép đưa vào thùng rác thông thường.
  • Tách riêng các vật dụng khó phân loại ra khỏi các loại rác thông thường. Những vật dụng này có thể bao gồm đồ điện tử, pin, bình gas, phế liệu kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, vv.
  • Tìm hiểu các cơ sở xử lý rác địa phương hoặc các tổ chức tái chế để biết cách đưa những vật dụng này đến đúng nơi.
  • Nếu không biết cách xử lý vật dụng khó phân loại, bạn có thể tìm kiếm các công ty thu gom và xử lý rác thải chuyên nghiệp để được tư vấn và hướng dẫn cách thức xử lý đúng.
  • Ngoài ra, nếu có thể, bạn nên suy nghĩ về việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và dễ tái chế hơn để giảm thiểu tình trạng phát sinh vật dụng khó phân loại trong tương lai.
  • Tuy nhiên, việc tách bỏ những vật dụng khó phân loại cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và kiên nhẫn. Bạn cần phải thực hiện các bước trên một cách đúng đắn để đảm bảo sự an toàn cho môi trường và con người.

Rác thải không thể tái chế là gì và nên đưa vào thùng rác nào?

Trả lời:

Rác thải không thể tái chế là loại rác thải không thể được xử lý và chuyển đổi thành sản phẩm mới để sử dụng lại. Những vật dụng này bao gồm bóng đèn compact, pin, phế liệu điện tử, chất độc hóa học, bình gas, vật liệu xây dựng, vv.

Những loại rác thải này không nên đưa vào thùng rác thông thường hoặc thải ra môi trường mà cần phải được xử lý một cách đúng đắn để giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Các vật dụng như pin, bóng đèn compact, chất độc hóa học nên được đưa đến các điểm thu gom hoặc trạm xử lý rác thải độc hại để xử lý. Phế liệu điện tử và các vật liệu xây dựng có thể được tái chế hoặc chuyển đến các trung tâm tái chế để xử lý. Bình gas cần được trả về đến cửa hàng bán gas để tái chế.

Việc xử lý đúng các loại rác thải không thể tái chế là rất quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Các bước xử lý rác thải sau khi đã phân loại như thế nào?

Trả lời:

Sau khi rác thải đã được phân loại, các bước xử lý tiếp theo có thể bao gồm:

  • Thu gom: Rác thải được thu gom và chuyển đến các địa điểm xử lý.
  • Tách nhựa: Nếu trong rác thải có chứa nhựa tái chế, các sản phẩm nhựa sẽ được tách ra và chuyển đến các cơ sở tái chế.
  • Xử lý sinh học: Các loại rác hữu cơ, như thức ăn thừa, vỏ trái cây và lá cây, có thể được xử lý bằng cách phân hủy sinh học, đó là quá trình giúp chúng phân hủy tự nhiên thành phân bón.
  • Chôn lấp: Rác thải không thể tái chế hoặc phân hủy sinh học sẽ được chôn lấp trong các khu vực đất trống đã được phủ bằng lớp đất.
  • Đốt cháy: Rác thải không thể tái chế hoặc phân hủy sinh học cũng có thể được đốt cháy trong các nhà máy đốt rác để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiên liệu thay thế.
  • Tái chế: Các vật liệu như giấy, nhôm, kim loại và thủy tinh có thể được tái chế và sử dụng lại.

Việc xử lý rác thải đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Rác thải điện tử nên được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Rác thải điện tử (e-waste) nên được xử lý một cách cẩn thận để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số phương pháp xử lý rác thải điện tử:

  • Tái chế: Các bộ phận của rác thải điện tử như kim loại, nhựa và thủy tinh có thể được tách ra và tái chế để sử dụng lại.
  • Tách chất độc: Rác thải điện tử thường chứa các chất độc hại như thủy ngân, chì và chất halogen. Chúng cần được tách ra và xử lý một cách an toàn để tránh tác động đến sức khỏe con người và môi trường.
  • Đốt cháy: Rác thải điện tử cũng có thể được đốt cháy trong các nhà máy đốt rác để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiên liệu thay thế. Tuy nhiên, việc đốt cháy rác thải điện tử cần được thực hiện một cách an toàn để tránh giải phóng các chất độc hại vào không khí.
  • Quản lý rác thải điện tử: Việc quản lý rác thải điện tử cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt để tránh việc chúng bị vứt bỏ một cách không đúng cách. Chúng cần được chuyển đến các cơ sở xử lý đúng cách để tái chế hoặc xử lý một cách an toàn.
  • Tái sử dụng: Nếu những thiết bị điện tử vẫn còn hoạt động tốt, chúng có thể được tái sử dụng thay vì bị vứt bỏ.
  • Việc xử lý rác thải điện tử đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường và sức khỏe con người.

Nếu bạn không có thời gian ủ phân hữu cơ cho cây trồng nhưng vẫn muốn chung tay giữ gìn môi trường.Hãy tìm đến uphanhuuco.com với thương hiệu EcoClean luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Các sản phẩm 100% thành phần sinh học với mật độ vi sinh cao giúp tăng hiệu quả xử lý mà lại tiết kiệm.

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

0903923177
0903956982
X