Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ vì dịch bệnh bùng phát thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, mời bà con xem quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong mùa dịch bệnh được EcoClean tổng hợp từ những hộ dân nhiều năm kinh nghiệm sau đây!
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
- Men vi sinh cải tạo đất EcoStim giúp Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản – Giảm Giá Thành Sản Xuất
- Sử dụng vi sinh để xử lý nước, cắt tảo ao nuôi cá cực kỳ hiệu quả
- Quy trình 5 bước cải nước và đất đáy ao nuôi tôm mang lại hiệu quả bất ngờ!
Cách xử lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng có dịch
Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước
Nhiều năm gần đây, việc lạm dụng hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước cùng thời tiết diễn biến thất thường khiến dịch bệnh trong ao nuôi bùng phát nghiêm trọng. Bà con nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết tình trạng tôm thẻ chân trắng bị bệnh và chết hàng loạt do các chất độc hại, mầm bệnh lan truyền. Để giúp bà con khắc phục khó khăn, chúng tôi đã xây dựng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong mùa dịch bệnh dưới đây. Với nguồn tư liệu tổng hợp từ các hộ dân nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ, EcoClean mong rằng sẽ giúp bà con khắc phục được tình trạng dịch bệnh và có vụ mùa bội thu.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao giúp bà con có vụ mùa bội thu
Như bà con đều biết, trước khi bắt đầu vụ nuôi, chúng ta phải tiến hành cải tạo ao nuôi để ngăn ngừa mầm bệnh và các chất độc hại tồn đọng trong ao. Đây là bước khởi động đầu tiên cho quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng mà người nuôi phải đầu tư chi phí khá lớn trước khi thả giống. Hộ nuôi trồng của anh Dương Hồng Sơn ở thị xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thời gian qua được Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao trong việc thực hiện đúng kỹ thuật sên quét nền đáy ao và các quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín an toàn trong mùa dịch bệnh.
Vậy, quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín cần trải qua các bước nào? Cách xử lý ao nuôi tôm như thế nào để đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh chóng? Dưới đây là những kinh nghiệm đạt hiệu quả cao anh Sơn đã áp dụng, mời bà con cùng xem qua.
Xử lý mầm bệnh
Xử lý mầm bệnh trong đáy ao triệt để giúp tôm khỏe mạnh
Nếu bà con sử dụng ao mới nuôi thì không cần thực hiện xử lý mầm bệnh nhưng nếu ao đã từng xuất hiện dịch bệnh hoặc ao cũ thì cần triệt để tiêu diệt mầm bệnh sót lại. Để đảm bảo ao nuôi sạch sẽ, không còn bệnh dịch bà con cần tháo cạn nước và phơi ao từ 10 – 15 ngày sau đó cho nước vào ngập khoảng 15 – 25 cm rồi sử dụng những chất bảo vệ thực vật sau:
- Chlorine từ 30 kg/1.000 m3.
- Formol với lượng sử dụng là 3 – 5 lít/1000 m3.
- Thuốc tím từ 0,5 – 1 lít/1000 m3.
Hộ nuôi cần tiến hành pha đúng với liều lượng nêu trên sau đó rải đều quanh ao từ 3 – 5 ngày để mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn rồi tiến hành xả nước ao.
Cải tạo ao nuôi
Giai đoạn tiếp theo trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng là cải tạo ao nuôi. Trước tiên người dân cần tiến hành sên vét sạch lớp bùn đen dưới ao còn tồn lưu cho đến khi không còn màu đen len lỏi trong lớp bùn mới đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, phải kiểm tra loại bỏ các lớp cặn, chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tôm . Kỹ thuật này rất quan trọng, hộ gia đình anh Sơn chia sẻ, qua nhiều lần tiến hành, anh đã thành công từ vụ nuôi năm 2012 cho đến nay.
Vét bùn đáy ao là giai đoạn cải tạo ao nuôi tôm quan trọng
Sau khi hoàn thành công đoạn cải tạo, bà con cần bơm nước vào ao từ 30 – 40 cm, sử dụng thêm chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi với liều dùng theo hướng dẫn để đảm bảo phân hủy hết các chất hữu cơ trong 3 – 5 ngày.
Tiến hành kiểm tra nồng độ pH dưới đáy ao.
Bón vôi trên mặt và đáy ao để cải tạo ao nuôi tôm, phần đáy ao khi bón cần trộn với bùn để tạo thành lớp bùn trung hòa axit khi tăng vượt mức an toàn. Giai đoạn này khá quan trọng, nó quyết định hiệu quả trong quá trình cải tạo ao nuôi.
Các hộ nuôi tiếp tục phơi khô ao trong 5 – 7 ngày để môi trường ao nuôi được cải tạo hoàn toàn. Trường hợp ao nuôi không thể phơi, bà con có thể bơm cạn và dùng máy cào để đẩy chất thải xuống cuối ao sau đó dẫn chất thải vào ao chứa rồi tiến hành bón vôi như trên.
Bơm nước và xử lý nước
Quạt nước sục khí oxy – cách xử lý nước hiệu quả trước khi thả tôm giống
Để bơm nước vào ao, bà con cần kiểm tra chất lượng trước sau đó đưa nước vào ao qua hệ thống lọc nước, sử dụng túi lọc vải dày để hạn chế tối đa mầm bệnh và chất cặn hữu cơ. Tiếp theo bà con cần tiến hành quạt nước công suất lớn nhất trong 2 – 3 ngày để tạo môi trường ổn định và kích trứng tôm nở thành ấu trùng.
Dùng Chlorine với nồng độ 30 ppm để diệt khuẩn vào 2 thời điểm là 8 giờ và 16 giờ.
Bước cuối cùng của giai đoạn này là quạt nước liên tục trong 8 – 12 ngày để đảm bảo lượng dư Chlorine bị phân hủy tuyệt đối.
Gây màu nước
Gây màu nước góp phần tạo điều kiện môi trường ao nuôi thuận lợi
Trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật gây màu nước ao nuôi góp phần quan trọng giúp các vi sinh vật phát triển, tạo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển và hạn chế sốc, tăng tỉ lệ sống.
Màu nước thích hợp nhất cho việc thả giống là màu tảo khuê hay xanh vỏ đậu. Để đảm bảo việc gây màu nước hiệu quả bà con nên tham khảo việc sử dụng chế phẩm vi sinh của EcoClean, đây là sản phẩm an toàn cho thủy sản và con người lại có tác dụng giúp ổn định màu nước, giảm nồng độ chất khí độc như H2S, NH3.
Chọn tôm giống
Sau khi đã cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng kỹ và đúng quy trình, bà con bắt đầu tiến hành thả giống nuôi. Tuy nhiên, các hộ nuôi cần lưu ý việc chọn tôm giống phải từ các cơ sở uy tín và đảm bảo có giấy xét nghiệm PCR âm tính với bệnh trên tôm.
Ngoài ra bà con nên lựa chọn kích cỡ tôm giống đều nhau vào cỡ PL10 – PL12, đường ruột lớn, nhanh nhẹn và tỷ lệ ruột bằng ¼ cơ… Sau đó để kiểm tra chất lượng tôm giống, các hộ nuôi có thể gây sốc bằng cách giảm độ mặn đi một nửa, nồng độ formol vào khoảng 200 ppm trong thời gian 45 phút – 1 giờ nếu số lượng tôm sống trên 90% là được.
Khi thả tôm giống nên tính toán để thả với mật độ vừa phải, tránh thả quá thưa hoặc không đồng đều sẽ hạn chế sự phát triển của tôm.
Chăm sóc và quản lý tôm nuôi
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín tối ưu nhất
Chăm sóc và quản lý tôm nuôi là giai đoạn cuối cùng trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng cũng là giai đoạn quan trọng quyết định vụ mùa của bà con có thắng lợi không. Để đảm bảo tôm được khỏe mạnh và phát triển ổn định người nông dân cần tiến hành những bước sau:
- Chuẩn bị sổ nhật ký theo dõi tình trạng tôm nuôi, thời điểm cho ăn và các thuốc sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra và xử lý nước bằng cách dùng chế phẩm vi sinh để đảm bảo nước ao nuôi luôn trong tình trạng tốt nhất. Nếu mực nước thấp nên tiến hành thêm nước từ 10 – 30%/ngày, giữ ổn định độ trong của nước khoảng 50 cm, nồng độ mặn từ 10 – 25%.
- Khi cho ăn nên chia theo giai đoạn sau:
- 15 ngày đầu cho ăn thịt cá nhuyễn.
- Những ngày kế tiếp sử dụng thức ăn dạng viên từ 2 – 4 lần trong ngày.
Lưu ý bà con nên cho ăn vào ban ngày chỉ 30% lượng thức ăn, còn ban đêm là 70%.
Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh dễ gây ô nhiễm nước cũng như không tốt cho tôm. Các hộ nuôi luôn trong tình trạng sẵn sàng xử lý nếu dịch bệnh xảy ra, tuy nhiên vẫn ưu tiên đề phòng bệnh bằng cách kiểm soát các chỉ số của nước (pH, độ mặn,…), chất lượng thức ăn và nồng độ oxy trong nước ao.
Quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học
Một trong những thực trạng đáng nói hiện nay đó là thay vì tiến hành theo quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín thì nhiều gia đình đã cố tình giữ lại nước ao nuôi cũ do sợ tốn kém chi phí. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước cũ bởi vì bà con cho rằng nếu không lấy nước vào thì mầm bệnh cũng không thể từ bên ngoài xâm nhập. Cách làm này được khá nhiều hộ nuôi tôm thành công, tuy nhiên, đây là cách làm chưa có căn cứ khoa học bởi mức độ ô nhiễm môi trường ao nuôi sau vụ mùa là rất lớn. Hơn nửa, tỷ lệ thất bại, thua lỗ do không cải tạo ao vẫn chưa được thống kê nhưng chắc chắn không hề nhỏ hơn tỷ lệ thành công. Do đó, muốn đảm bảo an toàn, thành công trong vụ mùa, bà con nên tiến hành cải tạo đất và nước đáy ao như anh Sơn đã chia sẻ kinh nghiệm trên.
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm vi sinh mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân
Bên cạnh đó, anh Sơn cho biết, bí quyết thành công nhất của anh đó là tìm hiểu và áp dụng chế phẩm vi sinh cho nuôi trồng tôm thẻ chân trắng. Như bà con đều biết, chế phẩm sinh học là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường, sức khỏe con người, mang lại hiệu quả cao, ổn định và lâu dài. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học là hướng đi được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn sinh học và những ưu điểm vượt trội. Sử dụng chế phẩm vi sinh cho quy trình nuôi tôm còn góp phần giảm chi phí đầu tư và nâng cao năng suất đem đến lợi nhuận gấp 40 – 50% so với mức bình quân.
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học khá đơn giản với bà con có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản nhưng đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ. Quy trình này tương tự như quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín đã nói trên, chỉ khác trong việc bà con cần lựa chọn các chế phẩm vi sinh trong những giai đoạn quan trọng.
Men vi sinh EcoClean Slugde Reducer – giải pháp xử lý bùn đáy ao tốt nhất
Trong giai đoạn xử lý đáy ao bà con nên dùng men vi sinh xử lý đáy ao để các vi sinh vật trong sản phẩm có thể phân hủy các chất gây ô nhiễm nguồn nước. Hộ nuôi cần hòa tan chế phẩm sau đó đánh xuống ao hoặc ngâm với nước và rỉ đường. Kế tiếp, bà con liên tục sục khí trong 5 – 7 giờ để vi sinh vật thích nghi với môi trường giúp nâng cao hiệu quả.
Giai đoạn xử lý nước, bà con có thể sử dụng thêm men vi sinh cho bể cá để tôm phát triển đồng đều, chống chịu thời tiết và dịch bệnh.
Khi quản lý tôm nuôi, các hộ nuôi trồng có thể trộn men vi sinh, các loại vitamin và khoáng chất với thức ăn để tôm tăng sức đề kháng, tăng trưởng nhanh chóng đồng thời phòng ngừa bệnh hại trên tôm.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm thẻ, nếu tôm có triệu chứng thất thường, bơi lừ đừ, gần bờ thì nên quạt nước liên tục để sục oxy kết hợp với đánh trực tiếp chế phẩm vi sinh xuống ao nuôi hoặc trộn với thức ăn cho tôm. Điều này góp phần kiểm soát và ức chế các loại mầm bệnh, vi khuẩn có hại và tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột của tôm, tránh các loại bệnh thường thấy như phân trắng, đốm trắng, đầu vàng, đen mang, đóng rong…
Anh Phạm Minh Hùng, xã An Thạnh Đông, Cù Lao Dung, Sóc Trăng cho biết “Việc sử dụng chế phẩm vi sinh đang là xu hướng của bà con khi nuôi trồng thủy sản hiện nay. Sản phẩm này góp phần giảm chi phí giá thành nhưng lại an toàn, hỗ trợ tốt cho quá trình nuôi trồng và đặc biệt lợi nhuận đạt được rất cao từ 200 – 300 triệu đồng mỗi vụ. Bà con hàng xóm khu vực xung quanh cũng học hỏi và áp dụng theo, kết quả khả quan hơn trước đây rất nhiều”.
Sử dụng vi sinh xử lý đáy ao trước vụ nuôi và vi sinh xử lý nước cũng chính là bí quyết của anh Bùi Văn Dư ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau khi áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ năm 2017, anh Dư tiến hành mô hình ao nuôi công nghệ cao khép kín kết hợp trải bạt đáy ao. Anh quan niệm rằng “phòng bệnh hơn trị bệnh”, nên từ trước cho đến trong mỗi vụ mùa đều rất cẩn thận khi diệt trừ vi khuẩn gây bệnh và các chất hữu cơ cặn bã gây độc cho tôm. Anh Dư cho biết việc trải bạt đáy ao góp phần cải tạo nước và bùn đáy ao đạt hiệu quả rất cao bởi vì chế phẩm vi sinh không thẩm thấu lãng phí vào đất. Kể từ khi sử dụng chế phẩm sinh học, anh Dư không còn phải sử dụng các chất hóa học và chất bảo vệ thực vật nên góp phần tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng môi trường nước không bị ô nhiễm. Mỗi vụ mùa anh đều thu được lợi nhuận từ 250 – 400 triệu đồng.
Kỹ thuật lót bạt đáy ao nuôi tôm hạn chế việc thẩm thấu chế phẩm vi sinh vào đất bùn
Có thể thấy, dịch bệnh trên ao nuôi càng ngày càng phức tạp do việc xả chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và lạm dụng hóa chất. Đồng thời, thị trường nuôi tôm biến động thường xuyên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã có không ít bà con nuôi tôm thua lỗ phải vay mượn nợ khắp nơi. Do đó, EcoClean khuyến khích bà con nên trang bị những hiểu biết và kinh nghiệm để có thể nuôi tôm an toàn và bền vững. Hiện tại, định hướng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp tối ưu nhất cho bà con nông dân. Nhưng để có thể nuôi tôm bằng men vi sinh hiệu quả bà con nên tham khảo thêm các bài viết về kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và chế phẩm vi sinh chất lượng trên thị trường.
Dưới đây, EcoClean xin giới thiệu với bà con những sản phẩm vi sinh trong nuôi trồng đã được nhiều người sử dụng và đạt kết quả ngoài mong đợi, mời bà con xem qua:
- Vi sinh xử lý bùn đáy ao – EcoClean Sludge Reducer.
Các dòng chế phẩm vi sinh EcoClean hỗ trợ tốt nhất cho bà con nuôi tôm
Nắm bắt rõ quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín giúp bà con đạt năng suất cao và có vụ mùa thắng lợi. Nếu cần tư vấn về sản phẩm và những kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản từ các chuyên gia hãy liên hệ với EcoClean qua Hotline: 0903 923 177.
EcoClean chúc bà con bội thu trong những vụ mùa nuôi tôm thẻ chân trắng nhé!
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Hotline: 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982
Email: [email protected]
Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM