Để cây có thể sinh sôi và phát triển thì yếu tố đất trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã thực sự hiểu về đất trồng? Đất trồng như thế nào được coi là tốt? Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Đất trồng là gì?
Đất trồng là một lớp khoáng vật mỏng bao phủ trên bề mặt trái đất, chúng đã bị phong hóa có có những thành phần hữu cơ. Đây cũng là yếu tố cơ bản của ngành nông nghiệp trồng trọt, và đất chính là môi trường để cây có thể sinh trưởng và phát triển, tạo nên hệ tuần hoàn cho sự sống.
Ở mỗi khu vực sẽ có những loại đất với những tính chất và đặc trưng khác nhau, theo thống kê tại Việt Nam hiện có khoảng 22 nhóm đất chính, trong đó đất phù sa và đất xám, đất đỏ là chiếm phần lớn.
Đất có những thành phần gì?
Về cơ bản, đất sẽ có 3 phần đó là phần lỏng, phần rắn và phần khí. Tại đây, mỗi phần sẽ đảm nhiệm một chức năng, một nhiệm vụ riêng. Do đó bạn cần nắm rõ thành phần của đất để có được phương án cải tạo đất trở lên chất lượng, phì nhiêu hơn.
Phần rắn
Phần rắn của đất gồm các chất vô cơ và hữu cơ tạo nên. Đối với đất canh tác sẽ chưa khoảng 5% chất hữu cơ và 95% thành phần vô cơ. Còn đối với đất than bùn thì sẽ chưa 90% chất hữu cơ còn đất xám chỉ chứa khoảng 1% chất hữu cơ. Vậy chất hữu cơ và vô cơ bao gồm những gì
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và các hoạt động sinh học của đất. Các chất hữu cơ sẽ là nguồn thức ăn của các vi sinh vật trong đất, và ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất hóa lý của đất. Bên cạnh đó một số chất hữu cơ sẽ tham gia vào các hoạt động phong hóa các chất khoáng và tạo thành nguồn đất dinh dưỡng cho cây.
>>> Xem thêm: Các loại men vi sinh ủ phân tốt cho cây trồng
Chất vô cơ
Chất vô cơ trong đất bao gồm các thành phần hóa học như H, S, C, N, P, K,… đây đều là những chất cần thiết nuôi dưỡng cây trồng. Những chất này có khả năng hấp thụ các chất độc trong đất đồng thời làm giảm các độc tính từ đất cho các loại cây trồng.
Phần lỏng của đất
Đây gọi là phần nước có trong đất. Phần nước có tác dụng hòa tan các hợp chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng. Ở đây rễ sẽ hấp thụ muối khoáng và nước và các chất dinh dưỡng nhờ vào kết cấu của rễ. Nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Nếu cây thiếu nước sẽ bị héo, chết dần.
Phần khí có trong đất
Đất có không khí và chúng tồn tại ở các kẽ hở của đất, làm nhiệm vụ cung cấp lượng oxy cho cây và làm đất tơi xốp. Giống như không khí trong khí quyển, không khí trong đất cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây như nitơ, oxi, cacbonic. Tuy nhiên lượng oxy trong đất sẽ ít hơn so với lượng oxy trong khí quyển.
***Tham khảo: TOP các loại phân hữu cơ cho cây trồng tốt nhất hiện nay
Vai trò giữ chất dinh dưỡng của đất
Đất là môi trường để cung cấp lượng thức ăn, lượng dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển. Và để làm được điều đó, đất cần có khả năng giữ chất dinh dưỡng. Và muốn giữ chất dinh dưỡng tốt thì đồng nghĩa với việc đất phải có khả năng hấp thụ.
Khả năng hấp phụ cơ học
Đây là việc đất giữ lại các vật chất trong tầng đất thông qua những khe hở. Tuy nhiên hiện nay việc những khe hở đang dần bị lấp đầy do các hạt bụi mịn rơi từ trên tầng xuống, khiến đất bị lấp chặt.
Khả năng hấp thụ hóa học
Đây là khả năng hấp thụ các chất ở dạng tan trở thành dạng kết tủa và chúng sẽ nằm lẫn trong thành phần rắn của đất. Việc này giúp làm giảm nồng độ của một số chất độc có trong đất. Tuy nhiên điều này cũng khiến đất bị dính chặt, làm cây khó hấp thụ được chất dinh dưỡng đó.
Khả năng hấp phụ trao đổi
Đây là khả năng hấp thụ dựa trên quá trình trao đổi ion của dung dịch đất và keo đất. Khi bạn bón phân cho cây, một phần phân bón sẽ được cây hấp thụ, một phần đất sẽ giữ lại. Khi phần dinh dưỡng trong dung dịch đất bị giảm thì phần dinh dưỡng mà đất giữ lại sẽ chuyển hóa dần dần vào dung dịch đất để cây hấp thụ.
Bài viết trên, EcoClean Việt Nam đã giới thiệu cho bạn những thông tin cần thiết về việc đất trồng và các thành phần của đất trồng. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu hiệu hỗ trợ bạn cho những mùa vụ trồng cây sắp tới.
***Xem thêm: Hướng dẫn phân loại rác sinh hoạt hiện nay