Gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường phức tạp dẫn đến dịch bệnh trên các ao nuôi tôm bùng phát liên tục. Trong đó phổ biến nhất là bệnh đóng rong ở tôm sú làm tôm chết hàng loạt ảnh hưởng đến kinh tế của người nông dân. Vậy đâu sẽ là cách trị đóng rong trên tôm sú an toàn và hiệu quả nhất?
Bệnh đóng rong trên tôm sú là gì? Cách nhận biết bệnh đóng rong trên tôm sú
Hàng năm, Việt Nam cung cấp 600 – 700 nghìn tấn tôm, trong đó lượng tôm sú dẫn đầu thế giới với 300 nghìn tấn/năm. Nuôi tôm sú được xem là hoạt động chủ lực tại nước ta, đặc biệt là khu vực ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dù vậy, nếu như bà con không có phương pháp nuôi trồng đúng cách thì tôm sú rất dễ mắc phải một số bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm thu hoạch. Trong đó, bệnh đóng rong trên tôm sú được xem là căn bệnh thường gặp đối với hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản.
Bà con cần phát hiện sớm để trị đóng rong trên tôm sú kịp thời nếu không tôm dễ suy yếu và mắc các bệnh nghiêm trọng khác do vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Vậy, bệnh đóng rong trên tôm sú là gì và cách nhận biết như thế nào?
Nuôi tôm sú đang là một trong những ngành chăn nuôi thủy sản chủ lực của Việt Nam
Bệnh đóng rong trên tôm sú là bệnh lý do các vi khuẩn tảo, động vật nguyên sinh, tích tụ chất vô cơ bám trên bề mặt vỏ tôm trong giai đoạn lột xác hoặc khi cá thể tôm suy yếu. Bệnh này thường xuất hiện khi môi trường nước ao nhiễm bẩn hoặc rong tảo sinh trưởng quá mức không kiểm soát. Một nguyên nhân khác đó là do độ mặn quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến việc lột xác của tôm bị chậm, kéo dài thời gian nên rong và vi khuẩn sẽ lợi dụng thời điểm đó bám lên thân tôm.
>>> Xem thêm: Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong mùa dịch bệnh
Biểu hiện của bệnh đóng rong trên tôm sú là mang tôm đổi màu sậm
Bệnh đóng rong trên tôm sú có thể dễ dàng nhận biết dựa trên các biểu hiện sau đây:
- Mang tôm thường đổi màu sậm hoặc đen khi bị đóng rong.
- Vỏ tôm có lớp dịch nhầy, trơn, phần nhớt này có màu xanh rêu, đen hoặc xám tập trung nhiều ở vùng đầu, ngực và các bộ phận khác.
- Khi mắc bệnh, tôm bỏ ăn và bơi lừ đừ gần bờ. Trường hợp bệnh nặng lớp vỏ tôm có thể bị hư hại dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây tử vong.
Cách phòng bệnh và trị đóng rong trên tôm sú, mang lại hiệu quả cao
Cách phòng bệnh đóng rong trên tôm sú
- Trước khi bước vào vụ mùa, bà con nên dùng vôi tẩy sạch mầm bệnh và chất cặn bã trong ao.
- Sử dụng hệ thống xiphong đáy ao để lọc bỏ rác thải, xác hữu cơ,… trong quá trình nuôi tôm.
- Kiểm tra và lọc sạch nguồn nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm.
- Cho tôm ăn vừa phải nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng thức ăn thừa quá nhiều lắng xuống đáy ao tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Đánh men vi sinh EcoClean Aqua và EcoClean Sludge Reducer định kỳ để xử lý nước ao nuôi, phân hủy chất thải hữu cơ giảm ô nhiễm nước ao.
- Thường xuyên kiểm soát chất lượng nước ao về các chỉ tiêu như độ pH, khoáng,…
- Đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm.
Cách trị đóng rong trên tôm sú
Bà con có thể kiểm tra nồng độ khoáng chất trong ao để xác định nước ao có đủ khoáng chưa. Tỷ lệ tiêu chuẩn cho nuôi tôm sú Na:Mg:Ca:K là 27,5 : 3,5 : 1 : 1. Nếu chưa đạt tỷ lệ này, tôm rất khó lột xác và các mầm bệnh cũng rất dễ phát triển dẫn đến xuất hiện bệnh đóng rong.
>>> Xem thêm: Tôm lột chết – Nguyên nhân và cách xử lý
Khoáng chất vi lượng và đa lượng rất cần thiết cho sự phát triển của tôm
Để khắc phục tình trạng bệnh đóng rong, bà con trước hết nên bổ sung thêm khoáng bằng cách bón vôi bột thủy sản dolomite hoặc chất tăng khoáng. Khi hấp thụ đủ lượng khoáng cần thiết, tôm sẽ không bị mềm vỏ và dễ dàng lột xác.
Trường hợp tôm không bị mềm vỏ nhưng không thể lột xác được, bà con cần tìm cách kích thích quá trình thay vỏ ở tôm bằng cách sử dụng BKC liều 80% – chất diệt tảo, mầm bệnh (1 lít BKC pha với 1.300 – 1.500 m3 nước sạch).
Tôm khó lột xác có thể do thiếu hoặc thừa khoáng, cần tìm cách xử lý ngay
Một cách khác trị đóng rong trên tôm sú đó là đánh formalin (35 – 40%) với liều dùng 25 – 30 ppm sau đó sục khí oxy liên tục. Tuy nhiên, bà con cần cân nhắc khi sử dụng hóa chất này vì tác dụng của chúng rất mạnh và bản thân fomalin là chất hóa học có tiềm ẩn tác dụng độc hại.
>>> Xem thêm: Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao khi nuôi trồng thủy sản
Sau 2 – 3 ngày tiêu diệt mầm bệnh trên tôm, người dân cần bổ sung thêm khoáng, vitamin vào thức ăn cho tôm. Bên cạnh đó, bà con cần dùng chế phẩm vi sinh EcoClean Sludge để làm sạch đáy ao và loại bỏ triệt để vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh. Hơn nữa, giai đoạn này tôm đang hồi sức, sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ giúp cung cấp các vi sinh vật có lợi giúp tôm gia tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh dịch.
Sử dụng chế phẩm vi sinh của EcoClean trị đóng rong trên tôm sú vừa an toàn, hiệu quả vừa tiết kiệm
>>> Mời bà con tham khảo chi tiết các sản phẩm vi sinh thủy sản tại ĐÂY
Đến đây, EcoClean đã cung cấp cho bà con các thông tin cơ bản và cách trị đóng rong trên tôm sú hiệu quả lại an toàn. Những kỹ thuật này sẽ tốt nhất khi áp dụng kết hợp phòng và trị bệnh cho tôm sú. Để đạt năng suất cao nhất bà con cần tìm hiểu thêm các sản phẩm vi sinh của EcoClean kích thích cho sự sinh trưởng và các phương pháp nuôi tôm tại website uphanhuuco.com. Chúc bà con nuôi tôm thành công và có vụ mùa bội thu.
Liên hệ với EcoClean qua Hotline: 0903 923 177 khi cần biết thông tin chi tiết của sản phẩm men vi sinh thủy sản.
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
- Hotline: 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982
- Email: [email protected]
- Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
- Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM