Đã từ lâu, trấu hun là một loại giá thể được sử dụng phổ biến trong trồng trọt nhờ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người thắc mắc và chưa thật sự hiểu rõ về tác dụng của trấu hun như thế nào? Làm sao để xử lý trấu hun trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất! Vậy, hãy cùng EcoClean tìm hiểu rõ hơn qua bài viết nhé!
Trấu hun và thành phần của trấu hun
Trấu hun thật chất là phần lớp vỏ bao bọc bên ngoài lúa gạo được loại bỏ sau những lần thu hoạch mùa vụ của nhà nông. Trấu hun là sản phẩm thu được từ quá trình đốt trấu tươi (vỏ trấu sống) trong một điều kiện yếm khí (thiếu oxy). Chính vì vậy mà than trấu là loại giá thể nhẹ, xốp, mang màu đen của than. Trấu hun còn có tên gọi khác là biochar, than sinh học, than trấu,…
Thông thường, các thành phần chính của than trấu sau khi đốt sẽ còn lại chủ yếu là carbohydrat và kali. Vì hàm lượng dinh dưỡng còn lại không quá đa dạng nên than trấu sẽ được trộn kết hợp cùng các chất có chứa hàm lượng đạm, trung, vi lượng, phân chuồng hoai mục, vỏ cà phê, đất sạch, mụn dừa, phân trùn quế, viên đất nung,… giúp hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi dưỡng cây trồng, giúp cây phát triển tốt và tăng năng suất mùa vụ.
Ngoài ra, than trấu còn có thể sử dụng bổ sung cho cây ăn quả khi cây bước vào giai đoạn dưỡng quả.
5 công dụng tuyệt vời của trấu hun trong trồng trọt
Trấu hun được xem là một loại chế phẩm không thể thiếu trong trồng trọt nhờ chứa nhiều công dụng hữu ích – sự lựa chọn tuyệt vời để tăng năng suất cây trồng. Dưới đây là 5 công dụng tuyệt vời của than trấu trong trồng trọt mà bà con không nên bỏ qua.
Làm giá thể trồng cây
Nếu làm giá thể để trồng các loại cây trong khay chậu thì than trấu được xem là giá thể tuyệt vời vì than trấu rất nhẹ, tạo sự tơi xốp cho đất, thoáng khí, sạch mầm bệnh, thoát nước tốt, đặc biệt là ít bị phân hủy theo thời gian như các giá thể chất hữu cơ khác.
Ngoài ra, bà con có thể trộn than trấu với các loại giá thể khác để làm giá thể trồng lan, hoa hồng, hoa sứ, sen đá, các loại cây cảnh,… nhằm đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt.
>>> Xem thêm: Top 5 loại giá thể trồng cây phổ biến
Làm phân bón chất lượng cho cây trồng
Với thành phần chủ yếu là Kali, Phopho, Canxi, Nito dạng hợp chất, than trấu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nhờ vậy, than trấu thường được sử dụng phổ biến trong việc bón lót, có thể kết hợp cùng các vật liệu khác như: mụn dừa, vỏ đậu, phân chuồng hoai mục, vỏ cà phê, phân trùn quế, phân hữu cơ,… dùng để bón thúc cho cây trồng vào giai đoạn cây nuôi trái sẽ giúp quả thêm ngon ngọt hơn.
Hơn nữa, trấu hun còn có tác dụng giải độc trong đất thông qua việc hấp phụ kim loại nặng, tránh làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Giữ ẩm cho cây
Vào những mùa nắng nóng, cây trồng rất dễ bị mất nước, vì vậy để duy trì sự phát triển của cây, bà con có thể sử dụng than trấu phủ lên bề mặt giá thể trồng để giữ ẩm cho cây. Không dừng lại ở đó, ngoài tác dụng giữ ẩm, than trấu còn giúp truyền nguồn dinh dưỡng vào đất đến rễ cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nhờ vào hàm lượng khí Nitơ dạng hợp chất cùng các thành phần như: Kali, Carbohydrate cao sẽ giúp việc nuôi trồng cây được diễn ra thuận lợi, đem lại kết quả cực kỳ đáng mong đợi cho bà con.
Nguyên liệu cải tạo đất trồng
Các chất hữu cơ của trấu tươi chủ yếu là các mạch polycarbohydrate rất dài nên không thể sử dụng trực tiếp cho cây trồng, nhưng khi được trải qua quá trình đốt (hun) thì cây trồng sẽ sử dụng được ngay.
Một trong những cách để giúp đất tăng độ tơi xốp, ổn định pH đối với đất bazan, duy trì độ ẩm trong thời gian dài thì than trấu là nguyên liệu mà bà con không nên bỏ qua.
- Vỏ than trấu là loại than nhiệt phân, đây là giải pháp cải tạo và điều chỉnh độ chua của đất rất tốt.
- Than trấu giúp giữ được nhiều nước cho đất ẩm hơn, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các hệ sinh vật hoạt động, từ đó giúp cải tạo đất bạc màu và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây phát triển tốt hơn.
- Trấu hun nguyên cánh sạch khuẩn còn được sử dụng trong việc lọc nước uống, khử mùi và lọc độc tố của rượu.
- Tăng hàm lượng cacbon hữu cơ, từ đó giúp tăng độ tơi xốp cho đất.
- Hàm lượng mùn trong đất.
- Ổn định pH trung tính cho đất trồng và đảm bảo duy trì độ ẩm ổn định trong đất trong thời gian dài.
Kích thích sinh trùng có lợi phát triển
Khi trộn trấu hun nguyên hạt sẽ tạo ra môi trường đất vừa thoáng khí vừa cải thiện độ ẩm, giúp kích thích sự tăng trưởng, phát triển của các các loại sinh trùng chẳng hạn như giun đất, giúp đem đến sự tơi xốp một cách tự nhiên cho đất trồng, từ đó đất đai trở nên màu mỡ, giàu dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh việc tìm hiểu về những công dụng của than trấu thì cũng không ít người đang muốn biết về phương pháp xử lý vật phẩm này trước khi sử dụng để phát huy hiệu quả. Vậy, hãy cùng xem qua hướng dẫn cách xử lý than trấu qua bài viết.
Cách xử lý trấu hun trước khi sử dụng để phát huy hiệu quả cao
Khi mua trấu hun về, bà con nên xịt nước vào để rửa mặn cho than trấu bằng các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bà con để nguyên bao cắt sơ đít bao hoặc đục thủng lỗ trên bao.
- Bước 2: Dội nước thật nhiều vào bao, sau đó đợi cho nước rút hết, lần lượt làm tiếp khoảng 2 – 3 lần là được. Lưu ý: Lần dội nước cuối cùng vào bao, bà con cần pha thêm một ít chế phẩm như: Trichoderma, dưỡng chất EcoClean, Emuniv,… để tăng hiệu quả sử dụng.
- Bước 3: Sau khi rửa xong thì bà con khoan dùng ngay mà tốt nhất là nên để vài ngày cho nước rút hết để các chế phẩm phát huy hiệu cao hơn.
Những thông tin trên đã giúp bà con hiểu rõ những công dụng tuyệt vời mà trấu hun mang lại. Hy vọng sẽ giúp bà con lựa chọn than trấu đồng hành cùng công cuộc làm vườn để tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí. Đừng quên tham khảo trộn thêm các loại chế phẩm, dưỡng chất,… cho cây trồng phát triển tốt hơn. Liên hệ EcoClean để được tư vấn chi tiết nếu như bà con có nhu cầu nhé!