Ô NHIỄM ĐẤT – NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ CÁCH XỬ LÝ RA SAO?

Đất là tài nguyên quý giá của con người, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần điều hòa khí hậu và không khí. Tuy nhiên đất đang ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm, không chỉ ảnh hưởng đến canh tác của nông dân mà còn ảnh hưởng sức khỏe cũng như kinh tế, xã hội. Vậy nguyên nhân gây nên ô nhiễm đất là gì, cách xử lý ra sao? Hãy cùng EcoClean tìm hiểu qua bài viết dưới đấy nhé!

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm đất là tình trạng đất bị thay đổi các đặc tính vốn có do nồng độ các chất độc hại nhiễm vào làm ảnh hưởng đến đời sống của các vi sinh vật trong đất. Các chất nguy hại gây ô nhiễm nguồn đất bao gồm các kim loại, muối, ion vô cơ,.. ví dụ như cacbonat, phốt phát, natri, sunfat,.. và các chất hữu cơ chưa được xử lý như( axit béo, PAH, protein,..). 

Dấu hiệu nhận biết khi đất bị ô nhiễm đó là đất bị khô cằn, không trồng cây được, có màu xám hoặc đỏ không đều màu, xuất hiện các hạt màu trắng hoặc sỏi có lỗ trong đất. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất

Đất bị ô nhiễm đất có nhiều nguyên nhân, có thể chia ra là 2 nguyên nhân chính là:

Nguyên nhân tự nhiên

Do sự gia tăng hàm lượng những chất tự nhiên trong đất vượt quá tiêu chuẩn, cộng với việc đất bị nhiễm nhiều chất độc hại là nguyên nhân khiến cho tình trạng đất ngày một trầm trọng, làm mất đặc tính vốn có. Điển hình như: 

Đất bị nhiễm mặn

Do lượng nước muối trong biển cùng với triều cường dâng cao khiến cho nồng độ Cl, Na, K cao, khiến đất nhiễm mặn và không thể canh tác được. 

Đất nhiễm phèn

Khi nước phèn tự một nơi khác theo mạch nước ngầm di chuyển đến, đất sẽ bị lây nhiễm phèn theo, đa số là nhiễm sắt,.. Điều này làm cho nồng độ pH giảm, gây ngộ độc cho cây và các loại sinh vật sống trong đất. 

Nguyên nhân nhân tạo

Đất bị nhiễm tro than và xỉ than 

Than là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất điện, nhựa dẻo, hóa chất,.. Trong quá trình đốt cháy than sẽ có khoảng 10-15% các chất vô cơ không bị cháy sẽ rơi xuống gọi là tro than, xỉ than. Những chất này không được xử lý mà vô tình thải trực tiếp vào đất, lâu dần chúng lắng đọng và ngấm dần xuống đất, gây nên hiện tượng ô nhiễm đất. Dấu hiệu nhận biết đất bị nhiễm tro than hoặc xỉ than là: Có màu xám không đồng nhất, nhiều bọt và có các hạt sỏi có lỗ hổng

Do nhiễm thuốc trừ sâu, diệt cỏ và sử dụng nhiều phân bón hóa học

Trong quá trình canh tác, người dân không thể tránh được mầm sâu bệnh hại cây trồng, do đó thuốc trừ sâu, diệt cũng như phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong mùa vụ. Tuy nhiên những loại thuốc này nếu quá nồng độ sẽ khiến đất trồng, nguồn nước bị ô nhiễm. Ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. 

Do các hoạt động công nghiệp sản xuất, kinh doanh

Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được xử lý hoặc xử lý chưa đúng tiêu chuẩn đã thải ra môi trường cũng là một trong những lý do khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hoạt động của người dân. 

Rác thải của người dân

Trong sinh hoạt của người dân, các loại rác thải như đồ ăn, túi nilon, nước thải sinh hoạt,.. nếu không được xử lý và phân loại mà đã chôn lấp hoặc xả trực tiếp lên mặt đất sẽ khiến cho môi trường đất ô nhiễm ngày một trầm trọng. 

*** Tham khảo thêm các cách phân loại rác thải đơn giản tại nhà: https://uphanhuuco.com/cach-phan-loai-rac-sinh-hoat-2649.html

Ô nhiễm đất gây ra những hậu quả gì?

Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Khi đất bị ô nhiễm, các chất độc hại sẽ nhiễm vào cơ thể chúng ta qua đường ăn uống. Cây trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ khiến cây cũng bị nhiễm độc theo. Mặt khác, nguy cơ chúng ta hít phải các khí độc từ đất phát ra hoặc lây nhiễm từ các vi khuẩn có hại cũng rất cao. Gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nguy hiểm hơn, chất độc nhiễm vào cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư rất cao

Khiến cho canh tác nông nghiệp khó khăn, giảm năng suất cây trồng

Ô nhiễm đất khiến cho đất khó canh tác, năng suất cũng như chất lượng thu hoạch cũng sẽ giảm.

Khiến nước và không bị bị ô nhiễm

 Ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nguồn nước bị ô nhiễm theo. Ngoài ra, một số khí độc hại từ đất sẽ bốc lên làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. 

Tuyệt chủng một số loại động vật

Một số loài động vật có nguồn thức ăn chính ở dưới đất, nên khi đất bị ô nhiễm, nguồn thức ăn của chúng cũng bị ô nhiễm, khiến chúng bị khan hiếm thức ăn và chết dần. 

Cách xử lý

Xử lý việc ô nhiễm đòi hỏi quá trình lâu dài và bền bỉ. Tuy nhiên chúng ta nên hình thành những thói quen nhỏ giúp bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số cách thực hiện: 

  • Không xả rác và hình thành thói quen phân loại rác thải
  • Pin không sử dụng hoặc sử dụng hết có thể đem đến các cơ sở thu gom để tái chế
  • Không lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học cũng như thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác
  • Khuyến khích tái chế rác thải, ví dụ như tận dụng rác thải nhà bếp để làm phân hữu cơ. 
  • Tuyên truyền, vận động người dân trong việc phân loại và xử lý rác thải,…

Bài viết trên, EcoClean đã cung cấp cho bạn những thông tin về, nguyên nhân và các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm đất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải dùng 1 lần, cùng nhau “góp nhỏ thành to”, chúng ta sẽ tạo nên kỳ tích. 

 

0903923177
0903956982