Việc tận dụng hiệu quả các phế phẩm nông nghiệp đang là xu hướng mới và người dân có thể xử lý các phế phẩm trở thành phân bón hữu cơ vi sinh. Dưới đây là bài viết tìm hiểu chi tiết về ủ phân bón hữu cơ vi sinh và kỹ thuật ủ phân bón hữu cơ vi sinh.
Đặc điểm của phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà người dân có thể sản xuất từ rơm, rạ, các loại phân chuồng như bò, gà… các cây thực vật họ đậu, cây mía, cây ngô và được ủ cùng với các chế phẩm vi sinh bón vào đất để tăng độ phì nhiêu, cung cấp vi sinh vật có lợi cho rau, cây trồng tươi tốt. Để hỗ trợ cho quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh đạt hiệu quả ngoài các nguyên liệu như trên, chúng ta có thể bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh giúp mang lại hiệu quả cao hơn.
Lợi ích của ủ phân bón hữu cơ vi sinh
Phương pháp ủ phân bón hữu cơ vi sinh giúp ích rất nhiều trong đời sống và trồng trọt:
- Tận dụng triệt để các phế phẩm từ sinh hoạt, nông nghiệp và chăn nuôi.
- Tiết kiệm chi phí mua các loại phân bón hóa học.
- Giúp tiêu diệt các mầm bệnh trong phân chuồng.
- Cải tạo đất tốt, tăng độ tơi xốp, giữ độ ẩm và hạn chế rửa trôi cho đất.
- Tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
- Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.
Kỹ thuật ủ phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp
Nguyên liệu ủ phân bón hữu cơ vi sinh
Ủ phân bón hữu cơ vi sinh cần có 3 nguyên liệu chính:
- Đất trồng (hoặc mùn cưa).
- Phế phẩm nông nghiệp (vỏ trứng, rau củ quả thừa, rau thừa, ngô bắp…).
- Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost.
Lưu ý: Kích thước các nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp càng nhỏ thì quá trình ủ phân bón hữu cơ vi sinh sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Dụng cụ:
- Thùng ủ phân EcoClean.
- Găng tay.
- Dụng cụ đảo trộn.
Kỹ thuật ủ phân bón hữu cơ vi sinh với EcoClean Compost
Kỹ thuật ủ phân bón hữu cơ vi sinh gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầu đủ nguyên liệu ủ, dụng cụ cần thiết trong quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh.
Bước 2: Đổ một lớp đất phía dưới đáy thùng ủ không quá dày cao khoảng 5 – 10 cm. Sau đó mang bao tay đã chuẩn bị trước, đảo đều lớp đất.
Bước 3: Trộn rác với vi sinh ủ phân EcoClean Compost với tỉ lệ 10 g thì tương ứng với 2 kg rác hữu cơ.
Lưu ý: Không sử dụng các thức ăn thừa như cá thịt vì chúng dễ gây mùi hôi và phát sinh dòi trong quá trình ủ phân.
Bước 4: Cho hỗn hợp đã trộn ở trên vào thùng chứa và lưu ý không nên chứa rác ủ đầy thùng. Bạn không cần kiểm tra nhiệt độ trong lần đầu tiên làm, sau 5 – 7 ngày có thể kiểm tra 1 lần. Nhiệt độ tối ưu từ 50 – 60oC và độ ẩm tối ưu là 60%.
Bước 5: Thêm đất vào phân ủ và để tránh ruồi nhặng, người dân có thể phủ lên hỗn hợp ủ một lớp đất, đậy kín nắp thùng và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bước 6: Cách khoảng 5 – 7 ngày, người dân nên trộn đều hỗn hợp. Thường xuyên kiểm tra để duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Bước 7: Lúc này sẽ cho ra thành phẩm là phân vi sinh hữu cơ. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp được tạo thành để trồng cây và rau sạch. Sau 30 – 60 ngày ủ phân bón hữu cơ vi sinh thì phân có màu nâu sậm, không có mùi hôi mà có mùi thơm nhẹ của đất.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về phương pháp ủ phân bón hữu cơ vi sinh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn vận dụng tốt kỹ thuật ủ phân bón hữu cơ vi sinh để tạo ra phân bón chất lượng cho đất và cây trồng!
Vui lòng liên hệ hotline 0909 752 990 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 925 177
Email: [email protected]
Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM
>> Xem thêm : Cách ủ phân hữu cơ tại nhà
>> Xem thêm: Cải tạo đất trồng rau
>>> Xem thêm: Các loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay