Phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón được ứng dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên có rất nhiều người thường nhầm lẫn và coi hai loại phân này là một. Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu và phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh này nhé!
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chúng được sản xuất bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu hữu cơ sau đó được ủ lên men. Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại.
Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh
- Phân bón hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất canh tác.
- Sử dụng khá đơn giản, chỉ cần bón trực tiếp vào cây. Bón nhiều không sợ cây chết hay không sợ đất bị thoái hóa,..
- Có thể sử dụng thay thế cho phân bón hóa học, cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu mà phân hóa học không cung cấp được.
- Chứa nhiều các vi sinh vật có khả năng phân giải giúp tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khó tan, khó tiêu,.. thành các chất dễ hấp thụ.
- Được khuyến khích sử dụng vì thân thiện với môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.
Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ vi sinh đơn giản tại nhà
Phân bón vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là loại chế phẩm phân bón có chứa nhiều chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn kỹ lưỡng để có thể tiêu diệt được những vi sinh vật gây hại trong đất và phân giải các chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng dễ dàng hấp thụ sau khi bón.
Thành phần trong phân bón vi sinh có chứa nhiều chủng vi sinh vật khác nhau như: Vi sinh vật hòa tan, vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích cây sự sinh trưởng của cây trồng,…
Ưu điểm của phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh có những ưu điểm nổi bật như:
- Bổ sung vào trong đất các vi sinh vật phân giải chất dinh dưỡng như đạm, lân, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng. Nâng cao chất lượng nông sản.
- Giảm hàm lượng các chất hóa học trong nông sản.
- Thân thiện và bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển của nông nghiệp bền vững.
Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Về bản chất
- Phân hữu cơ vi sinh: Là phân bón hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh vật có ích.
- Phân vi sinh: Là một dạng chế phẩm sinh học chứa các loài vi sinh có ích.
*** Tham khảo ngay: Các loại phân hữu cơ cho cây trồng tốt nhất hiện nay.
Về chất mang
- Phân hữu cơ vi sinh: Có thành phần như phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…
- Phân vi sinh: Thường có thành phần là mùn làm chất độn, chất mang vi sinh.
Về mật độ vi sinh
- Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106 CFU/mg.
- Phân vi sinh: Từ 1.5×108 CFU/mg.
Về các chủng vi sinh
- Phân hữu cơ vi sinh: bao gồm các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, nấm,…
- Phân vi sinh: Bao gồm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose,..
Về phương pháp sử dụng
- Phân hữu cơ vi sinh: Bón trực tiếp vào đất.
- Phân vi sinh: Bón trực tiếp vào đất hoặc trộn vào hạt giống, hồ rễ cây,..
Về công dụng
- Phân hữu cơ vi sinh: Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất. Cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồng.
- Phân vi sinh: Cung cấp vi sinh vật mật độ cao giúp kiểm soát bệnh cây trồng và phân giải các chất hữu cơ trong đất.
Các chủng vi sinh được dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh thông dụng
Vi sinh cố định đạm
Quá trình cố định đạm là quá trình chuyển hóa Nitơ phân tử thành dạng Nitơ cây có thể sử dụng được và được chuyển hóa nhờ các vi khuẩn thuộc chi Clostridium, Azospirillum, Azotobacter, các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ của cây họ Đậu, các địa y (nấm và tảo lam của chi Nostoc) và bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena,… Những vi sinh vật này có khả năng cố định Nitơ từ không khí, sau đó chuyển hóa thành các hợp chất chứa Nitơ cho cây trồng và đất, nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng đồng thời tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.
Vi sinh phân giải lân
Các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất photpho khó tan thành chất cây trồng dễ hấp thụ gọi là vi sinh vật phân giải lân. Nhờ vậy góp phần tạo điều kiện nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng phân lân cho cây trồng.
Vi sinh phân giải Cellulose
Đây là những loại vi sinh vật có tác dụng xử lý và phân giải thành phần cellulose có trong bã mía, rơm rạ hoặc cám,… để cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn. Nhờ việc sử dụng các loài vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ có chứa cellulose mang lại hiệu quả cao và đang được ứng dụng nhiều.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng
Các vi sinh vật này có khả năng ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, đồng thời tiết ra các enzyme hoặc các chất kháng sinh tăng sức đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng qua các mùa vụ.
Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi còn hoạt động. Chính vì vậy tuyệt đối không được sử dụng chất, phân hoặc thuốc,.. có tính oxy hóa cao để hòa trộn hay tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì làm như vậy sẽ khiến cho các vi sinh vậy đó bị chết.
Khoảng thời gian tốt nhất để sử dụng những loại thuốc, phân khác sau khi bón phân hữu cơ vi sinh là 2 tuần.
Trên đây là cách phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn loại phân tốt nhất cho cây trồng. Chúc bạn thành công. Liên hệ với EcoClean Việt Nam nếu cần tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc nhé!
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Website: https://uphanhuuco.com/
Facebook: Vi sinh ủ phân hữu cơ
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP HCM
Hotline: 0903 956 982 – 0903 923 177 (Zalo)