Ủ PHÂN HỮU CƠ – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Ủ phân hữu cơ tại nhà là phương pháp được rất nhiều người sử dụng hiện nay để tận dụng các phế phẩm trong sinh hoạt như rau, củ, quả thừa…., vừa tạo được phân bón hữu cơ để trồng sau sạch tại nhà, vừa hướng tới mục đích thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, do chưa biết đến các yếu tố ảnh hưởng, chúng ta thường làm theo cảm quan nên chất lượng phân chưa đạt hiệu quả cao, tốn nhiều công sức. Với bài biết này, Ecoclean Việt Nam sẽ chia sẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình ủ phân để mọi người làm được hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, tiết kiệm thời gian và chi phí.

rác hữu cơ

Các vi sinh vật trong quá trình ủ:

Vi khuẩn: là các vi sinh vật đơn bào đóng vai trò chính trong việc phân hủy các chất hữu cơ và phát nhiệt trong quá trình phân hủy, chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và đều dùng hệ enzyme để phân hủy các hợp chất hữu cơ. Thời gian đầu của quá trình ủ nhiệt độ 25-40oC vi khuẩn không ưa nhiệt chiếm ưu thế, khi nhiệt độ tăng hơn 40oC thì vi khuẩn ưa nhiệt bắt đầu chiếm ưu thế hoạt động, sau đó nhiệt độ khối ủ giảm dần thì vi khuẩn không ưa nhiệt lại phát triển. Khi điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt vi khuẩn hình thành bào tử có thành dày để kháng lại điều kiện môi trường

Xạ khuẩn: giúp phân hủy các chất hữu cơ phức tạp như lignin, cellulose, chitin, protein,…chúng hoạt động mạnh ở pha nhiệt độ thấp phân hủy các hợp chất còn lại thành mùn

hình dạng xạ khuẩnMột số hình dạng xạ khuẩn

Nấm: gồm nấm mốc và nấm men, có nhiệm vụ phân hủy các hợp chất polymer trong nguyên liệu ủ và đất. Nấm phân hủy các chất ở điều kiện quá khô, môi trường có pH thấp và N thấp mà vi khuẩn không thể phân hủy. Nấm phát triển trên lớp ngoài hố ủ khi nhiệt độ cao, phát triển trong nhiệt độ ôn hòa cũng như nhiệt độ cao

Hình dạng một số nấm thông thường

Một số hình dạng nấm thông thường

Sinh vật đơn bào: đóng vai trò thứ yếu trong quá trình phân hủy, lấy thức ăn từ các hợp chất hữu cơ giống như vi khuẩn và nấm.

>>> Xem thêm: men vi sinh ủ phân tốt nhất hiện nay

Các quá trình diễn ra trong quá trình ủ:

Quá trình phân hủy các chất thải rất phức tạp, đối với carbonhydrate:

         Carbonhydrate > đường đơn > acids hữu cơ > CO2 + nguyên sinh chất của vi khuẩn

         Chất hữu cơ + O2 + Vi sinh vật hiếu khí > CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng

         Chất hữu cơ + O2 + Vi sinh vật kỵ khí > CO2 + NH3 + H2S + CH4 + sản phẩm khác + năng lượng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân:

Nguyên liệu:

  • Thành phần chính trong nguyên liệu ảnh hưởng đến quá trình ủ, thời gian ủ, chất lượng mùn,…
  • Thành phần nguyên liệu biểu thị qua tỷ lệ C/N (Carbon/Nito), Carbon và Nito là 2 nguyên tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến quá trình ủ. Carbon cung cấp năng lượng và xây dựng tế bào, Nito cần cho quá trình sinh trưởng phát triển của vi sinh vật, nếu Nito vượt quá giới hạn sẽ tạo thành NH3 thoát ra gây mùi hôi khó chịu cho khối ủ.
  • Tỷ lệ C/N tối ưu ở khoảng 21/1-45/1 tùy vào từng loại vật liệu, nếu tỉ lệ C/N của vật liệu quá cao, bà con nên trộn thêm các vật liệu có tỷ lệ C/N thấp hoặc ngược lại để chúng ta có khối nguyên liệu có tỷ lệ C/N thích hợp

nguyên liệu làm phân hữu cơ

Các yếu tố vật lý:

  • Nhiệt độ:

Nhiệt độ là một yếu tốt quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của vi sinh vật trong quá trình ủ, là một trong những thông số cần giám sát và điều chỉnh trong quá trình ủ. Nhiệt độ phụ thuộc vào kích thước, độ ẩm, không khí, tỉ lệ C/N, mức độ đảo trộn và nhiệt độ của môi trường

Khoảng nhiệt độ tối ưu khoảng 50-60oC, trong quá trình ủ nhiệt độ sẽ liên tục tăng cao, nếu nhiệt độ quá cao >60oC các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt, lúc này chúng ta có thể đảo trộn khối ủ và thêm một ít nước để giảm nhiệt độ. nếu nhiệt độ <50oC bổ sung thêm vi sinh và đảo trộn lại

  • Độ ẩm:

Nước cần cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng vào trong tế bào. Độ ẩm tối đa cho phép 50-60%, tối ưu nhất là 60%. Các sinh vật sống đóng vai trò quyết định trong quá trình ủ nó giúp phân hủy nguyên liệu thường tạo thành 1 màng nước mỏng trên bề mặt các phân tử của nguyên liệu. Độ ẩm <30% hoạt động của vi sinh vật sẽ bị hạn chế, ngược lại khi độ ẩm >65% quá trình phân hủy sẽ chậm lại, chuyển sang phân hủy kỵ khí, vì độ ẩm cao các phân tử nước che đi các lỗ nhỏ cho không khí đi vào gây mùi hôi thối, giảm chất dinh dưỡng và gia tăng các vi sinh vật gây bệnh. Nếu thấy đống ủ của mình quá khô chúng ta có thể phun sương hay tưới thêm nước vừa phải cho khối ủ đủ độ ẩm, nếu khối ủ quá ướt bà con cũng có thể đảo trộn giúp giảm độ ẩm

  • Kích thước nguyên liệu ủ:

Quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra trên bề mặt vật liệu nên kích thước nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy; do đó diện tích bề mặt càng lớn (nguyên liệu càng được băm vụn), nguyên liệu tiếp xúc với oxy càng nhiều, tốc độ phân hủy sẽ cao hơn. Kích thước nguyên liệu tối ưu là đường kính từ 3-50mm, có thể dùng nhiều phương pháp như cắt (băm), nghiền, sàng…nếu nguyên liệu có kích thước lớn phải qua xử lý để đạt kích thước thích hợp cho quá trình ủ

  • Không khí:

Vi sinh vật trong đống ủ dùng khí từ môi trường xung quanh để phân hủy chất hữu cơ cũng như giải nhiệt. Nếu không cung cấp đủ khí thì trong khối ủ sẽ xuất hiện các vùng kị khí và phát mùi hôi. Có thể cung cấp khí bằng cách đảo trộn, cắm ống tre, thổi khí,…trong đó phương pháp thổi khí có hiệu quả tốt nhất, nhưng lượng khí phải được khống chế thích hợp, cấp quá nhiều khí làm tăng chi phí vận hành và làm mất nhiệt của khối ủ làm cho sản phẩm ko đạt tiêu chuẩn còn chứa các vi sinh vật gây bệnh, cấp khí quá ít lại trở thành ủ kỵ khí. Vận tốc thổi thường trong khoản từ 5-10m/tấn nguyên liệu/h

Những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người sẽ ứng dụng được vào ủ phân tại nhà có thành quả ủ tốt hơn. Một điều quan trọng không thể thiếu trong ủ phân là vi sinh để cung cấp vi sinh cho quá trình ủ. Ecoclean Việt Nam chuyên cung cấp vi sinh ủ phân hữu cơ – Eoclcean Compost được rất nhiều người tin dùng.

0903923177
0903956982