SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN HIẾU KHÍ VÀ KỴ KHÍ

Ủ phân hữu cơ đang là mô hình được ứng dụng rộng rãi tại nhiều hộ gia đình, nông nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mục đích để phân hủy các nguyên liệu hữu cơ thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng dễ hấp thụ. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, nâng cao chất lượng nông sản. Hiện nay, có 2 phương pháp ủ phân được sử dụng nhiều nhất là ủ phân hiếu khí và kỵ khí. Vậy 2 phương pháp này là gì? Ưu điểm, nhược điểm ra sao? Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu nhé!

So-sanh-phuong-phap-u-phan-hieu-khi-va-ky-khi
So sánh phương pháp ủ phân hiếu khí và kỵ khí

Phương pháp ủ phân hiếu khí là gì? 

Phương pháp ủ phân hiếu khí là quá trình ủ phân diễn ra trong điều kiện có nhiều oxi. Tại phương pháp này, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và tạo ra CO2, nhiệt, nước và mùn. Thành phẩm thu được cuối cùng là lượng phân bón hữu cơ tương đối ổn định, có khả năng cải tạo đất và có rất ít nguy cơ gây độc cho thực vật. 

Trong quá trình ủ phân hiếu khí, chúng ta cần phải kiểm tra và giám sát chặt chẽ các yếu tố sau đây: 

  • Năng lượng Carbon: Trong quá trình thực hiện oxy hóa sinh học, lượng Carbon cung cấp nhiệt ở một mức độ phù hợp. Thông thường, vật liệu này (lượng carbon) sẽ có màu nâu và khô.
  • Nito: Khi thực hiện phương pháp ủ phân hiếu khí, lượng Nito được sản sinh và phát triển nhiều khí hơn để oxy hóa Carbon. Tại phương pháp này, Nito thường có màu xanh hoặc màu của rau, củ quả, trái cây và ẩm ướt. 
  • Oxy: Lượng oxi có vai trò giúp quá trình phân hủy được thuận lợi và diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Nước: Giúp quá trình ủ được duy trì mà không gây ra điều kiện kỵ khí.

Nhiệt độ sinh ra làm tốc độ phân hủy chất béo, protein và carbohydrate phức tạp như cellulose và hemi-cellulozo diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, quá trình này giúp tiêu diệt nhiều vi sinh vật mầm là mầm bệnh của con người và thực vật cũng như các hạt cỏ dại gây hại cho đất. Phương pháp ủ hiếu khí thường làm cho nhiều chất dinh dưỡng bị mất đi từ nguyên liệu nhưng phương pháp này hiệu quả và hữu ích hơn so với các phương pháp khác. 

Phương pháp ủ phân hiếu khí
Phương pháp ủ phân hiếu khí

*** Có thể bạn cần biết: Cách ủ phân vi sinh

Ưu và nhược điểm của ủ phân hiếu khí

Ưu điểm 

  • Các vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy hữu cơ trong rác tạo thành CO2 và nước rất tốt cho thực vật.
  • Nhiệt độ tăng cao giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, mầm bệnh nguy hiểm, hạt cỏ dại,… 
  • Thời gian ủ nhanh chóng, chỉ sau 20 – 45 ngày ủ (tùy thuộc vào từng loại phân hữu cơ .

Nhược điểm

  • Tốn khá nhiều thời gian và công sức vào việc giám sát cũng như kiểm soát chặt chẽ các yếu tố: Nhiệt độ, pH, độ ẩm,… Công đoạn này nếu không thực hiện tốt, quá trình ủ sẽ không thành công.

Phương pháp ủ phân kỵ khí là gì?

Phương pháp ủ phân kỵ khí là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ bằng cách sử dụng các vi sinh vật không cần oxy để tồn tại. Ở phương pháp này, các vi sinh vật kỵ khí chiếm ưu thế cao hơn và tạo ra các hợp chất trung gian như axit hữu cơ, khí metan, hydro sunfua và các chất khác.

Khi thiếu oxi, các hợp chất này tích tụ và không chuyển hóa thêm, khiến cho nhiều hợp chất trong số này có mùi hôi mạnh và phát sinh bệnh cho thực vật. Vì ủ yếm khí thực hiện ở nhiệt độ thấp nên nó để lại các hạt cỏ dại, mầm bệnh và ít chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình này. 

Ưu và nhược điểm của phân kỵ khí

Ưu điểm

Có phạm vi ứng dụng rộng rãi và có thể xử lý hầu hết các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

Nhược điểm

  • Phương pháp ủ phân kỵ khí mất nhiều thời gian hơn so với ủ hiếu khí (khoảng 2 đến 4 tháng)
  • Các vi khuẩn gây bệnh còn tồn đọng nhiều do nhiệt độ sản sinh thấp trong quá trình ủ. 
  • Quá trình tạo ra khí metan và sunfurhidro gây mùi khó chịu.
Ủ phân hữu cơ
Ủ phân hữu cơ

Như vậy, sau khi phân tích ưu, nhược điểm của phương pháp ủ phân hiếu khí và kỵ khí thì có thể thấy phương pháp hiếu khí hiệu quả và hữu ích hơn so với phương pháp ủ kỵ khí. Và để tạo ra phân bón hữu cơ tốt nhất, ngoài việc kiểm soát tốt các quy trình, chúng ta cần chuẩn bị một phương pháp ủ hiếu khí khoa học giúp mang lại hiệu quả cao và tránh làm lãng phí thời gian.

*** Tìm hiểu thêm về: Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost

Kinh nghiệm ủ phân hiếu khí đạt hiệu quả cao

Chọn địa điểm ủ hiếu khí phù hợp

Lựa chọn khu vực để thực hiện ủ phân hiếu khí cần đảm bảo đúng các yêu cầu sau:

  • Khu vực ủ không bị ngập nước, khô ráo và thoáng mát.
  • Không gian ủ nên có nền đất, có mái che 
  • Làm rãnh xung quanh để nước chảy vào hố gom, tránh việc nước từ đống ủ chảy ra ngoài khi tưới nước quá nhiều.
  • Có thể tham khảo diện tích nền khoảng: 3m2/ tấn phân ủ.

Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện phương pháp ủ hiếu khí

  • Sử dụng một lượng phân gia cầm để cung cấp các vi sinh vật cần thiết khi bắt đầu ủ hiếu khí.
  • Dùng một phần chất lót có độ xốp và có nguồn gốc từ thực vật như: rơm, trấu, cỏ khô,…để không khí thông thoáng, có nhiều oxi hơn. 
  • Hỗn hợp ủ phải có độ ẩm khoảng 50% giúp vi sinh vật hữu ích hoạt động tốt hơn. 

Làm đống ủ hiếu khí

  • Xếp lớp chồng đống ủ, đánh luống hoặc ủ trong nhà.
  • Kích thước đống ủ: Chiều cao khoảng 1 – 1,2 m; chiều rộng khoảng 1,5 – 2 m; chiều dài sẽ tùy thuộc vào lượng phân và chất thải có nguồn gốc từ thực vật.

Che đậy đống ủ hiếu khí

  • Sau khi làm xong đống ủ, chúng ta lấy tấm che phủ bằng bạt, bao tải dứa, lá, nilon, mái lợp để giữ ẩm, giữ nhiệt và tránh mưa hoặc ánh nắng trực tiếp lên đống ủ để bảo vệ vi sinh vật không bị chết. 

Giám sát nhiệt độ

  • Nhiệt độ trong vài ngày đầu tạo ra từ đống ủ có thể đạt 60oC đến 70oC.
  • Sau 7 – 10 ngày, sẽ giảm dần nhiệt độ xuống khoảng 50oC. Lúc này, cần phải đảo đống ủ lên và thêm một lượng nước phù hợp để tăng nhiệt độ lên. 
  • Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân 100oC, để nhiệt kế khoảng 5 phút vào đống ủ và theo dõi kết quả. Trường hợp không có nhiệt kế, bà con có thể dùng phương pháp dây thép dài (đường kính khoảng 2 – 3 mm), xiên sâu vào giữa đống phân ủ trong vòng 5 phút, sau đó lấy ra và nhanh tay chạm vào sợi dây. Nếu chạm được ít nhất 2 lần thì nhiệt độ khoảng trên 60o, nếu có thể chạm 4 lần trở lên nhiệt độ sẽ ở khoảng dưới 50oC.

Thời gian ủ hiếu khí

Thời gian ủ từ 30 – 40 ngày.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con nông dân hiểu được quy trình ủ phân hiếu khí và kỵ khí. Qua đó tìm được phương pháp phù hợp và thực hiện ủ phân hữu cơ thành công.

>>> Xem thêm: Các loại phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng

 

0903923177
0903956982