Hiện nay trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại phân bón giả kém chất lượng khiến bà con nông dân cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phân bón cho cây trồng.
Phân bón giả kém chất lượng khiến người dân tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến đất đai và cây trồng. Không những thế còn có thể gây ra các hiện tượng như đất trồng bị chai cứng, cây yếu kém, dễ bị sâu bệnh…Vậy hôm nay hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu ra các dấu hiệu nhận biết phân bón thật – giả để bà con chủ động chọn lựa chính xác loại phân bón chất lượng cho cây trồng nhé.
Các cách phân biệt phân bón thật giả
- Đọc kỹ nhãn phân bón trước khi mua phân bón: Phân bón giả sẽ có bao bì không đúng mẫu đăng ký; không có logo hoặc logo không đúng; không có chứng nhận hợp quy đăng ký sản phẩm do Bộ NN &PTNT cấp; không có hạn sử dụng; không có giấy cấp phép sản xuất.
- Giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán chính thức của các công ty sản xuất và đơn vị phân phối theo công bố.
- Không liên lạc được số điện thoại in trong bao bì.
- Khi bón phân không tan, bị vón cục, có màu sắc không đặc trưng…
- Về chất lượng phân bón: Nếu nghi ngờ mua phải hàng giả phải báo ngay cơ quan chuyên môn như Trạm Bảo vệ thực vật huyện, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh. Bà con nhớ giữ mẫu phân bón, hóa đơn mua hàng để có bằng chứng xác nhận khi sản phẩm được mua không đúng quy định).
>>> Xem thêm: Các loại phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng
Nhận biết các loại phân giả, kém chất lượng
Cách phân biệt phân bón Đạm
Màu sắc
Phân đạm thật: Phân đạm thường có hai loại thông dụng là loại hạt trong và hạt đục. Tuy vậy cả hai đều có hàm lượng Nito tối thiểu là 46%.
Phân đạm giả: Nếu nhìn màu sắc bằng mắt thường sẽ khó phân biệt màu đục và trong.
Hình dạng:
Đối với loại hạt trong: Phân đạm thật thường có dạng hạt tròn. Còn phân đạm giả thì hạt không được tròn, có nhiều góc cạnh.
Đối với loại hạt đục: Phân đạm thật có dạng hạt to, đường kính hạt từ 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Do đây là loại phân nhập khẩu 100% nên rất khó để làm giả và nếu làm giả cũng dễ để phát hiện.
Độ tan trong nước:
Khi cho phân đạm vào trong ly nước thủy tinh hạt nhanh tan trong nước chỉ sau lần khuấy không để lại cặn, nước có màu trắng đục thì đó là phân đạm thật. Còn phân đạm giả tan lâu hơn, để lại cặn dưới đáy cốc do không tan hết.
Dấu hiệu nhận biết phân bón super lân thật và giả
Đặc điểm phân biệt
Phân super lân thật: có dạng bột mịn, dạng mảnh, không vón cục, màu xám và màu xanh.
Phân super lân giả: bị vón cục, khi sờ vào sẽ thấy phân không được mịn, màu sắc của phân nhợt nhạt hơn.
Độ tan trong nước
Khi cho phân lân vào trong nước khuấy đều nếu phân tan trong nước hoặc chưa tan nhưng khi bóp nhẹ thì tan vụn ra là phân thật. Còn nếu khuấy lên thấy vẫn còn cặn khi bóp nhẹ vẫn không tan ra thì có thể là phân giả, phân kém chất lượng.
Dấu hiệu nhận biết phân bón kali
Màu sắc:
+ Phân kali thật có màu đỏ hồng hoặc đỏ tím, hồng nhạt và màu trắng đặc trưng
+ Phân kali giả có màu đỏ hồng nhợt nhạt hơn.
Độ tan trong nước:
Có thể kiểm thử phân Kali thật giả bằng cách cho 2-5g phân kali vào cốc nước thủy, dung tích 50-100ml.
– Phân kali thật: Nước chưa đổi màu hoàn toàn, một phần kali chìm xuống đáy, 1 phần nổi lên. Sau khi khuấy cốc nước sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, có váng đỏ bám quanh thành cốc, không vẩn đục và tan hết trong nước.
– Phân kali giả: Khi cho vào trong cốc nước phân kali giả lập tức có màu hồng đỏ, toàn bộ phân kali chìm xuống và tan rất nhanh trong nước. Khi khuấy mạnh dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc, có thể xuất hiện cặn dưới đáy cốc do không tan hết.
Dấu hiệu nhận biết phân bón hỗn hợp NPK thật và giả
Phân bón hỗn hợp NPK rất khó để phân biệt thật và giả. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, chúng ta có thể nhận biết được qua những đặc điểm sau:
Phân hỗn hợp NPK thật: màu sắc từng loại chất dinh dưỡng như N,P,K rõ ràng, có màu đậm.
Phân hỗn hợp NPK giả: màu sắc của phân hỗn hợp NPK nhạt hơn do bị trộn thêm các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu…
Những lưu ý cần biết để tránh mua phải phân bón giả:
Để tránh mua phải các loại phân bón giả, chúng ta cần chú ý:
- Không mua phân đóng rắn, vón cục hoặc đã bị chảy nước vì có thể chất lượng đã bị biến đổi.
- Nên ưu tiên lựa chọn các loại phân bón của các doanh nghiệp lớn, uy tín trên thị trường.
- Không ham rẻ, nếu phân bón đột nhiên giảm giá hoặc có chương trình khuyến mãi giảm nhiều thì nên cân nhắc trước khi mua.
Việc trang bị kỹ năng nhận biết phân bón thật, giả cho bà con nông dân là điều vô cùng cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ cây trồng cũng như đất đai. Hy vong bài viết trên sẽ hữu ích cho bà con nông dân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Hotline: 0903 956 982 – 0903 923 177 (Zalo)
Địa chỉ: Số 62 Đường 64 Khu phố 1, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://uphanhuuco.com/
>>> Tham khảo thêm: Các loại men vi sinh ủ phân tốt cho cây trồng