Đất trồng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên hiện nay tình trạng cây trồng khô cằn, phát triển chậm bị bỏ hoang do bạc màu, thoái hóa diễn ra rất nhiều, gây lãng phí tài nguyên đất. Vậy đất bị thoái hóa là gì? Những giải pháp nào để xử lý tình trạng đất trồng bị thoái hóa. Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đất bị thoái hóa là gì?
Đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất ban đầu của nó theo chiều hướng xấu đi do sự tác động của thiên nhiên và con người. Đất thoái hóa có 3 mức độ như sau:
- Mức độ thoái hóa nhẹ: Có một ít dấu hiệu của thoái hóa nhưng vẫn ở trong giai đoạn đầu, có thể cải thiện được tình trạng này mà không phải mất nhiều công sức.
- Mức độ thoái hóa trung bình: Nhìn thấy rõ mức độ thoái hóa nhưng vẫn có thể kiểm soát được và phục hồi hoàn toàn vùng đất bị thoái hóa và tốn khá nhiều công sức để khắc phục
- Mức độ thoái hóa nặng: Nhìn thấy thoái hóa rõ ràng sự thay đổi của đất và rất khó để hồi phục trong thời gian ngắn và có thể không phục hồi được.
Đất trồng bị thoái hóa là gì?
Thực trạng đất trồng bị thoái hóa hiện nay
Hiện nay đất trồng đang ngày càng bị thay đổi về đặc tính và tính chất ban đầu theo chiều hướng xấu do tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người. Ở Việt Nam, tình trạng sa mạc hóa đang có mặt ở rất nhiều nơi, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi và nông thôn. Hiện tại, tổng diện tích đất trồng bị thoái hóa ở Việt Nam đã lên 9,34 triệu hecta. Ngoài ra còn nhiều vùng đất bị chua hóa, cạn kiệt dinh dưỡng trong đất, khô hạn, bạc màu, xói mòn,…
Nguyên nhân đất bị thoái hóa
Có nhiều nguyên nhân khiến cho đất trồng bị thoái hóa, nhưng đa phần là do các nguyên nhân sau:
Do tự nhiên
Các yếu tố bất ngờ của tự nhiên là một trong những nguyên nhân khiến đất trồng bị suy thoái như:
- Vận động địa chất của trái đất: Sóng thần, sạc lở đất, sông suối thay đổi dòng chảy,…
- Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,…
Do con người
Những hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân khiến đất trồng bị thoái hóa.
Chặt đốt rừng làm nương rẫy
Tại những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy diễn ra ồ ạt. Song song đó trong quá trình canh tác lại không có biện pháp rửa trôi, chống xói mòn vào mùa mưa hay giữ ẩm vào mùa khô. Sau vài năm đất trồng bị thiếu dinh dưỡng, đất không còn khả năng để canh tác nữa nên bị bỏ hoang, dẫn đến thoái hóa.
Trồng độc canh
Vấn đề trồng độc canh xảy ra khá phổ biến trong canh tác hiện nay, khi một cây trồng có giá cao, người dân ồ ạt trồng khiến cho hệ sinh thái của đất mất cân bằng. Kể cả khi đất phù sa màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa, mất chất dinh dưỡng làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Lạm dụng phân bón hóa học
Việc lạm dụng phân bón hóa học sẽ khiến đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất một cách không hợp lý trong thời gian dài, làm cho đất mất kết cấu tự nhiên vốn có khiến đất bị thoái hóa.
Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người
Rác thải, nước thải của con người khiến đất bị nhiễm kim loại nặng, không thể canh tác được dẫn đến đất trồng bị thoái hóa.
Sử dụng phân bón không đúng cách
Đất bị thoái hóa nghiêm trọng một phân nguyên nhân là do sử dụng phân chuồng, phân cá chưa qua xử lý. Các loại phân chuồng, phân tươi thường chứa một hàm lượng Nitrat tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật lý của đất, làm đất bị chai cứng, không thể canh tác được.
Do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
Việc trồng độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm phẩm hóa học khiến quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Các vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt, hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng. Lâu dần đất cũng sẽ bị nhiễm bệnh làm mất khả năng trồng trọt, canh tác và bị thoái hóa.
Do khai khoáng và phát triển đô thị
Việc khai khoáng mỏ sẽ phá hủy lớp phủ của đất đồng thời giải phóng nhiều chất độc vào đất. Quá trình đô thị hóa phát triển đô thị khiến cho người dân phải chặt phá rừng và cây cối để xây dựng, dẫn đến tình trạng thoái hóa đất gia tăng.
Giải pháp khắc phục đất trồng bị thoái hóa
Bảo vệ và trồng rừng
Bảo vệ và trồng rừng là một trong những pháp chống thoái hóa đất được phổ cập ở rất nhiều nơi. Khi trồng rừng, mật độ cây xanh cũng tăng lên giúp tăng nguồn nước ngầm, điều tiết nguồn nước một cách hợp lý, bảo vệ cấu trúc đất và chống xói mòn đất.
Tưới tiêu hợp lý
Tùy vào tính chất vật lý và khả năng giữ nước của đất mà chúng ta cần có chế độ tưới tiêu hợp lý để đảm bảo lượng nước cho đất và tránh tạo dòng chảy trên bề mặt cũng như xói mòn, rửa trôi đất khi tưới.
Trồng cây che phủ
Việc trồng cây che phủ giúp giữ độ ẩm cho nước, hạn chế sự thoát hơi nước. Đồng thời giúp bảo vệ hệ sinh thái của đất và bảo vệ cây trồng khỏi những tác động xấu từ thiên nhiên.
Luân canh cây trồng
Luân canh các loại cây trồng giúp hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Không những thế còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho đất, bảo vệ đất trồng không bị thoái hóa.
Bổ sung các chất hữu cơ cho đất
Bổ sung các chất hữu cơ cho đất đồng nghĩa với việc cung cấp lại các chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn cải thiện cấu trúc đất và bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất giúp cây trồng phát triển tốt. Một số chất hữu cơ nên bổ sung cho đất như: Phân xanh, phân chuồng, phân ủ, rơm rạ, mụn dừa,…
Có thể nói đất trồng bị thoái hóa ảnh hưởng nghiêm trong đến canh tác và phát triển nông nghiệp của bà con nông dân nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung. Vì thế chúng ta cần có những phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời để cải thiện tình trạng đất, phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn.