Đối với bà con nuôi tôm cá, việc xử lý bùn đáy trong ao nuôi tôm là rất quan trọng bởi bùn đáy là một trong những nguyên nhân sinh ra bệnh và gây ô nhiễm ao nuôi tôm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý bùn đáy, nếu không biết cách xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ao nuôi, thậm chí làm tôm chết. Vậy xử lý bùn đáy ao như thế nào sao cho hiệu quả, hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra bùn đáy trong ao nuôi tôm
Có nhiều nguyên nhân khiến cho ao tôm xuất hiện bùn đáy như:
- Do thức ăn thừa đọng lại trong ao nuôi.
- Do xác chết của các loài sinh vật.
- Do phân tôm thải ra.
- Do dòng chảy của nước khiến ao bị xói mòn.
- Do đất từ bờ ao bị rửa trôi.
- Do các loại vôi, khoáng chất bón cho ao.
- Do các tạp chất và chất lơ lửng do nguồn nước cung cấp.
Ảnh hưởng bùn đáy trong ao nuôi tôm
Bùn đáy trong ao nuôi tôm sẽ sản sinh ra những chất có tính độc tố cao là NH3 và H2S. Cụ thể khí NH3 sản sinh do quá trình bài tiết của tôm và sự phân hủy các chất đạm trong các vật chất hữu cơ ở điều kiện yếm khí. Khí H2S sinh ra trong điều kiện yếm khí khi các chất hữu cơ lắng tụ bị phân hủy. Gây ảnh hưởng đến ao nuôi tôm như:
- Làm tôm bị ngộ độc và chết.
- Tạo điều kiện cho tảo phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng ao tôm.
- Gây ra các bệnh cho tôm như bệnh đen mang, mòn râu,…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và giảm năng suất trong nuôi trồng.
Các biện pháp xử lý bùn đáy trong ao tôm hiệu quả
Làm sạch và phơi ao.
Trước khi bắt đầu vào mùa vụ tiếp theo, người dân nên thực hiện dọn sạch chất thải ở mùa vụ trước và kết hợp với việc phơi ao. Bởi sau một vụ mùa từ 3-4 tháng thì lượng phân tôm cộng với cặn bã hữu cơ và thức ăn dư thừa sẽ đọng lại dưới đáy ao khá nhiều. Vì thế bà con cần dọn sạch ao để giúp tôm không bị ảnh hưởng và sinh bệnh.
Sau đó tiến hành phơi ao để diệt bỏ đi lượng vi khuẩn có hại, giúp oxy hóa các chất hữu cơ đồng thời hạn chế việc phát sinh khí độc khi bắt đầu mùa vụ mới.
Quản lý thức ăn phù hợp cho ao tôm cá
Để hạn chế lượng bùn đáy trong ao nuôi tôm thì việc quản lý, lựa chọn thức ăn phù hợp cho ao tôm cá là điều vô cùng cần thiết. Bởi khi thức ăn kém chất lượng sẽ bị tan nhanh trong nước, điều này đồng nghĩa với việc tôm không sử dụng được hết lượng thức ăn, làm tăng lượng bùn trong ao nuôi.
Sử dụng bạt đáy ao phù hợp
Tại phần đáy ao sẽ có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nước và đất nên có thể gây ra các phản ứng yếm khí, gây độc cho tôm. Vì vậy việc sử dụng một lớp bạt sẽ đảm bảo an toàn sinh học cho các ao nuôi, giúp quản lý chất lượng nước và đáy áo một cách dễ dàng hơn.
Kiểm tra lại thiết kế ao nuôi
Ao nuôi tôm có thể thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. Mỗi hình dạng đều có những ưu, nhược điểm và ảnh hưởng đến dòng nước và tích tụ bùn đáy. Những ao hình tròn và hình vuông được khuyến khích hơn vì giúp nước được lưu thông tốt. Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ bùn dễ dàng hơn.
Ngoài ra các bạn nên xem xét vị trí đặt siphon đáy. Tốt nhất là nên đặt ở ngay trung tâm ao, vì nhờ vào lực ly tâm và trọng lực do các thiết bị sục khí sẽ đẩy và tập trung các chất rắn ở vị trí trung tâm. Nhờ đó bùn sẽ được thu gom và loại bỏ thủ công bằng cách bơm ra ngoài hoặc thải ra đường ống được lắp đặt sẵn.
Bố trí các thiết bị quạt nước trong ao hợp lý
Sục khí và quạt nước là 2 công cụ quan trọng, giúp cung cấp oxy và đẩy bùn về phía cống. Tuy nhiên cần lưu ý về số lượng và cách bố trí trong mỗi ao:
- Tùy thuộc vào kích thước ao và mật độ thả mà bà con cần bố trí số lượng quạt phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ oxy và thu gom lượng bùn đáy. Theo nguyên tắc, nên đặt 6HP (mã lực) của hệ thống quạt trong một ao 1000m2 với mật độ thả là 100 con/m2.
- Các thiết bị sục khí cần được bố trí sao cho tất cả các góc và các bên của ao đều được sục khí.
Sử dụng Siphon để hút bùn đáy
Siphon là dụng cụ được nhiều bà con sử dụng để làm sạch bùn đáy ao nuôi. Tùy vào điều kiện đáy ao sẽ có những tần suất hút bùn khác nhau. Tuy nhiên nên hút bùn với tần suất một lần một ngày hoặc tối thiểu hai lần một tuần vào mỗi buổi sáng trước khi cho ăn để loại bỏ thức ăn thừa, phân, xác,..
Sử dụng Siphon để hút bùn đáy
Dùng vi sinh để xử lý bùn đáy
Sử dụng vi sinh để xử lý bùn đáy có thể coi là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Đây là phương pháp sinh học, giúp bảo trì ao nuôi đồng thời bảo vệ môi trường. Và nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn loại vi sinh nào để xử lý bùn đáy thì EcoClean Sludge Reducer sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Vi sinh EcoClean Sludge Reducer thuộc dòng sản phẩm của EcoClean, có xuất xứ từ Mỹ và được phân phối độc quyền tại Công ty TNHH EcoClean Việt Nam. Có chức năng:
– Phân hủy các chất hữu cơ
– Xử lý đáy ao nuôi trồng thủy sản, làm sạch bùn đáy ao
– Giảm đáng kể lượng bùn đáy tích tụ lên đến 30 – 60%
– Giảm mùi hôi và các loại khí độc
– Cung cấp hệ vi sinh vật và enzyme có lợi trong ao nuôi
– Cân bằng dinh dưỡng ao nuôi
Có thể nói xử lý bùn đáy trong ao nuôi tôm là một trong những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu đối với bà con nuôi trồng thủy sản. Hy vọng qua bài viết trên, bà con sẽ dễ dàng tìm ra được phương pháp xử lý phù hợp cho ao nuôi nhà mình. Chúc bà con có một mùa tôm cá bội thu.