PHÂN CHUỒNG LÀ GÌ? CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG VỚI CHẾ PHẨM SINH HỌC

Phân chuồng là phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải động vật, thường được bà con tận dụng vào canh tác nông nghiệp nhằm mang đến chất lượng nông sản xanh – sạch. Đặc biệt, bà con có thể tự sản xuất phân chuồng tại nhà, thay thế cho hầu hết các loại phân bón hóa học hiện nay. Vậy phân chuồng là gì? Ủ phân chuồng có khó không? Hãy cùng EcoClean tìm hiểu về phân chuồng cũng như cách ủ phân chuồng đơn giản, an toàn với chế phẩm sinh học nhé!

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ được hình thành từ chất thải của động vật: nước tiểu, phân gia cầm, gia súc,… và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, rau, cỏ,…), rác hữu cơ và phân xanh. Đây là loại phân bón khá quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong canh tác nông nghiệp vì có thể tự sản xuất tại nhà bằng phương pháp ủ phân truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm sinh học.

phan chuong la gi
Phân chuồng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nông nghiệp

Bón phân chuồng mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, loại phân này ít gây hại đến môi trường. Cụ thể, phân chuồng cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị cho cây trồng như: N (Nitơ), P (Photpho), S (Lưu Huỳnh), K (Kali),… Những chất dinh dưỡng này đều đến từ thức ăn của động vật. So với các loại phân bón hóa học, phân chuồng ủ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên, bà con cần kết hợp giữa phân chuồng và NPK nhằm đảm bảo năng suất cây trồng và khả năng canh tác ổn định, bền vững cho đất. 

Ưu – nhược điểm của phân chuồng ủ hoai mục

Lợi ích khi sử dụng phân chuồng hoai mục

Chất lượng nông sản an toàn là điều mà mọi người tiêu dùng đều quan tâm. Tuy nhiên, làm thế nào để nông sản đạt được chất lượng, đảm bảo an toàn, sạch sẽ? Một trong những giải pháp tối ưu được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp đưa ra đó chính là bón phân chuồng hoai mục cho cây trồng. Bởi phân chuồng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho đất trồng cũng như cây trồng. Cụ thể như:

  • Phân chuồng hoai mục có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng. Cụ thể đó là các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, canxi, natri, magie, silic, mangan, đồng, kẽm, molipden,…
  • Cung cấp một lượng lớn chất mùn giúp cải tạo tính chất của đất, gia tăng độ phì nhiêu, tạo độ tơi xốp và ổn định kết cấu đất. 
  • Bón phân chuồng đúng liều lượng còn tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển nhanh chóng, hạn chế hiện tượng bốc hơi nước, chống sự xói mòn, hạn hán.
  • Độ an toàn cao, góp phần tạo ra các loại nông sản sạch tuyệt đối, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng – điều mà phân bón hóa học không làm được.
  • Phân chuồng có thể ủ tại nhà bằng những nguyên liệu dễ kiếm như phân bò, phân gà, phân dê, kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch như rễ cây, thân, lá,…
phan chuong u hoai muc
Phân chuồng cung cấp và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây trồng và đất trồng

Một số mặt hạn chế khi sử dụng phân chuồng

Bên cạnh những ưu điểm cũng như lợi ích kể trên thì phân chuồng ủ hoai mục cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định. Mặc dù vậy, chúng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định có nên sử dụng nó hay không bởi những lợi ích mà phân chuồng mang lại vô cùng đáng kể.

  • Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân chuồng ủ khá thấp nên cần phải bón nhiều lần với liều lượng lớn. Ở những giai đoạn cần kích thích cây trồng phát triển nhanh, bà con cần kết hợp bón thêm phân hoá học.
  • Một số phân chuồng tươi có chứa lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi sử dụng để bón cho các loại cây trồng đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây ra hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều các phân hóa học như cháy rễ cây con, giảm khả năng chống chịu các loại sâu bệnh, giảm thời gian bảo quản của nông sản,… đồng thời mang lại nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, virus, trứng giun sán, nhộng kén côn trùng,…
bon phan chuong dung cach
Bón phân chuồng với liều lượng lớn và chỉ nên bón sau khi đã trộn ủ đúng cách

Một số loại phân chuồng được bà con nhà nông sử dụng phổ biến

Có rất nhiều loại phân chuồng khác nhau, trong đó, bà con thường sử dụng phổ biến nhất là phân bón, phân gà và phân dê để ủ hoai mục. Mỗi loại phân chuồng này đều mang đến những đặc tính và công dụng khác nhau.

Phân trâu/bò

Phân bò là loại phân chuồng ủ hoai mục chứa hàm lượng hữu cơ rất cao. Nó mang lại nhiều tác dụng đối với đất trồng và cây trồng như:

  • Cung cấp nguồn dưỡng chất tự nhiên giúp cây trồng sinh trưởng tốt.
  • Gia tăng độ mùn cho đất, giúp đất trở nên tơi xốp.
  • Giữ vững sự ổn định độ pH của đất.
  • Giữ chất khoáng có trong đất.
  • Góp phần nâng cao khả năng giữ độ ẩm cho cây.
  • Hạn chế tình trạng thối rễ cây.
  • Giảm khả năng thất thoát lượng phân bón do hiện tượng bay hơi hoặc rửa trôi.
cach u phan chuong tu phan trau/bo
Cách ủ phân chuồng hoai mục từ phân trâu/bò

Phân gà

Phân chuồng ủ hoai mục từ phân gà chứa thành phần dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Đặc biệt, phân gà còn giàu hàm lượng Kali và khoáng chất, rất phù hợp để bón cho các loại cây ăn quả với nhiều công dụng như:

  • Cải tạo đất, giảm chua, giảm mặn, tăng cường khả năng giữ ẩm.
  • Cung cấp hàm lượng chất hữu cơ, bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất.
  • Gia tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất.
  • Tăng khả năng thụ phấn, đậu trái và gia tăng hương vị cho nông sản.
  • Góp phần tăng cường sức đề kháng cho cây, ngăn chặn một số bệnh hại cây.

>>> Xem thêm: Top 3 cách ủ phân gà hữu cơ bón cây đơn giản, dễ làm

cach u phan chuong tu phan ga
Cách ủ phân chuồng hoai mục từ phân gà

Phân dê

Bên cạnh sự phổ biến của phân bò, phân gà thì những năm gần đây, phân dê cũng được tận dụng để làm phân chuồng ủ hoai mục. Loại phân này thường dùng để bón cho các loại cây ăn quả, cây bonsai, cây hoa,… với nhiều công dụng nổi bật như: 

  • Tăng độ màu mỡ cho đất trồng, có lợi cho đất canh tác. 
  • Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà cây cần để sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho đất, giúp đất trồng luôn tơi xốp và thông thoáng.
  • Tạo môi trường sống tốt để các hệ vi sinh vật có lợi phát triển, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
cach u phan chuong tu phan de
Cách ủ phân chuồng hoai mục từ phân dê

Hướng dẫn cách ủ phân chuồng với chế phẩm sinh học an toàn, hiệu quả

Có thể thấy, phân chuồng mang lại nhiều lợi ích cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của phân chuồng thì bắt buộc phải trải qua quá trình ủ, không nên bón trực tiếp phân chuồng tươi cho cây trồng. 

Áp dụng cách ủ phân chuồng đúng kỹ thuật với chế phẩm sinh học sẽ chuyển hóa phân động vật, nguyên liệu độn trải chuồng và những sản phẩm thô khác thành mùn hữu cơ. Đồng thời loại bỏ nấm hại, sâu bệnh, vi khuẩn có khả năng gây hại cho cây, gia tăng khả năng hấp thụ của cây trồng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Phân chuồng cần trộn ủ: phân trâu, bò, phân gà, phân dê.
  • Xác thực vật: rơm rạ, xơ dừa, cỏ tươi, lá cây, thân lá ngô đậu,…
  • Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost.
  • Cám gạo: 2 – 3 kg.
  • Nước sạch, bạt che.
nguyen lieu u phan chuong
Nguyên liệu ủ phân chuồng hoai mục

Quy trình trộn ủ phân chuồng

Cách ủ phân chuồng hoai mục được tiến hành theo quy trình sau đây:

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp phân chuồng với các chất độn. Sau đó trộn 1 gói chế phẩm sinh học EcoClean Compost cùng với 2 – 3 kg cám gạo.

Bước 2: Rải một lớp phân chuồng lên mặt đất dày khoảng 7 – 10 cm. Sau đó, rắc hỗn hợp EcoClean Compost + cám gạo đã trộn lên trên. Tiếp tục rải phân chuồng và rắc chế phẩm vi sinh lên lớp phân cho đến khi hết.

cach u phan chuong dung ky thuat
Cách ủ phân chuồng đúng kỹ thuật với chế phẩm sinh học

Bước 3: Sử dụng nước sạch tưới vào phân chuồng để tạo đủ độ ẩm. Theo đó, độ ẩm ủ lý tưởng là 60%. Bà con có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách lấy tay nắm nhẹ phân chuồng trộn ủ, nếu thấy nước rỉ qua các kẽ tay là đã đạt yêu cầu.

Bước 4: Đảo đều phân lên và chất thành đống, lấy bạt che ủ lại. Thông thường, chiều cao của đống phân ủ khoảng 1,5 – 1,7 m; đường kính 3 – 4 m.

Thời gian ủ phân chuồng hoai mục đạt chuẩn là từ 25 – 35 ngày. Trong thời gian ủ, cần đảo phân chuồng 2 – 3 lần. Dấu hiệu nhận biết phân chuồng trộn ủ thành công là nhiệt độ có thể tăng lên 55 – 60°C trong 2 – 3 ngày đầu, không bốc mùi hôi thối, phân đã hoai mục hết và nhiệt độ đống phân trở lại bình thường.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của EcoClean sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm của phân chuồng cũng như cách ủ phân chuồng đúng cách với chế phẩm sinh học. Tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chất thải của động vật và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp để bón cho cây trồng được xem là xu hướng của bà con nhà nông hiện nay. Đây là giải pháp vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo độ an toàn, xanh – sạch cho nông sản. 

Tìm hiểu ngay: Vi sinh ủ phân | Cách ủ phân vi sinh hữu cơ tại nhà 

0903923177
0903956982