Như bà con đều biết, không phải tất cả các loại tảo đều có ích cho cá, tôm trong ao nuôi. Một số loại tảo sẽ gây độc và làm chết thủy sản hàng loạt. Do đó, trong nuôi trồng thủy sản, người dân cần quan tâm đến cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá để loại trừ những tác hại nghiêm trọng đến vật nuôi và môi trường ao, hồ.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện tảo trong ao nuôi
Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của tảo sẽ giúp bà con có cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá phù hợp. Tảo là nhóm thực vật tự dưỡng, đa dạng về giống loài. Cấu tạo của tảo khá đơn giản, cơ thể gồm các tế bào chứa chất diệp lục nhưng không có rễ, thân và lá. Tảo có nhiều màu khác nhau và hầu hết chúng đều sống trong nước.
Tảo xuất hiện nhiều trong ao nuôi và hồ cá chủ yếu do một số lí do sau:
- Nguồn nước bơm từ bên ngoài vào có chứa tảo.
- Các chất thải do thức ăn dư thừa, phân động vật, các chất hóa học, xác động vật,…làm ô nhiễm hữu cơ sinh ra các loại khí NH3, H2S,… tạo điều kiện phát triển tảo.
- Thời tiết thay đổi liên tục, nắng nóng và mưa gió kéo dài ảnh hưởng đến các yếu tố trong ao nuôi. Điều này làm kích thích sự phát triển của tảo và hiện tượng tảo tàn.
- Nồng độ photpho và nitơ trong ao nuôi cao là điều kiện gia tăng tốc độ sinh trưởng của tảo (nhất là tảo lam).
Tuy nhiên, ao nuôi cũng cần có tảo để làm thức ăn cho vật nuôi và cân bằng hệ sinh thái. Trường hợp ao không xuất hiện tảo là do một số nguyên nhân sau:
- Thiếu khoáng chất dinh dưỡng như N, P, K,…
- Bị các sinh vật khác ăn hết khi chưa kịp phát triển.
- Nước không đủ CO2, hoặc màu đục nên tảo không thể quang hợp được.
Môi trường ao nuôi tồn tại nhiều loại tảo có độc lẫn không độc, Do đó, để có cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá hiệu quả nhất bà con cần nhận biết được tình trạng biến đổi của ao khi tảo xuất hiện.
Nhận biết tình trạng ao hồ thông qua loại tảo xuất hiện
Các loại tảo khác nhau sẽ có sự phản xạ ánh sáng khác nhau. Nhận biết màu nước cho từng loại tảo xuất hiện trong ao là bước đầu tiên để bà con có thể xác định tình trạng thủy sản để đưa ra biện pháp hiệu quả nhất.
Tảo lam
Khi điều kiện thích hợp, tảo lam sẽ phát triển nhanh chóng với mật độ dày đặc. Trên mặt nước sẽ xuất hiện các hạt nhỏ li ti, đồng thời nước sẽ có màu xanh, những mảng váng xanh sẽ trôi nổi mang theo mùi hôi khắp ao nuôi. Khi trời nắng những mảng này sẽ tạo thành đám và tụ lại về phía cuối gió.
Tảo mắt
Tảo mắt sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở nước ngọt nên ít thấy ở ao nuôi tôm. Khi có quá nhiều chất thải hữu cơ, tảo mắt sẽ phát triển nhanh chóng làm nước có màu nâu đen hoặc màu xanh giống rau má, trên mặt nước nổi nhiều bọt li ti.
Tảo giáp (tảo đỏ)
Tảo giáp hay còn có tên là tảo đỏ sinh trưởng nhanh chóng khi xảy ra sự mất cân bằng khoáng vi lượng trong ao hoặc do đáy ao quá bẩn. Nước trong ao khi quá nhiều tảo giáp sẽ có màu trà hoặc nâu đỏ sẫm, mặt nước xuất hiện lớp váng màu nâu ngả vàng đậm.
Trên đây là ba nhóm tảo độc phổ biến gây tác hại nghiêm trọng đến ao nuôi trồng. Mời bà con tìm hiểu về tác hại của các loại tảo độc để có cách phòng tránh kịp thời.
Tác hại của các loại tảo trong ao nuôi, hồ cá
Thông thường, trong ao nuôi, người dân sử dụng tảo để tạo màu nước, lọc bỏ tạp chất gây ô nhiễm và cung cấp oxy cho thủy sản. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tảo đều có lợi. Một số loại tảo như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp sẽ gây tác động xấu đến các sinh vật trong ao và hồ cá:
- Tảo lam tiết ra chất nhờn và nhiều độc tố hòa vào nước làm suy giảm chất lượng nước. Không chỉ vậy, chất nhờn của tảo lam khi bám vào mang cá, tôm sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây mùi hôi.
- Hiện tượng tảo nở hoa (tảo phát triển quá nhanh) làm cho môi trường ao nuôi thiếu oxy trầm trọng vào thời điểm nửa đêm cho đến sáng hôm sau.
- Các loại tảo phát triển nhanh chóng ảnh hưởng đến dao động của pH trong ngày lớn.
- Độ đạm của tảo lục và tảo lam rất ít do đó nếu tôm, cá ăn phải có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, đầy bụng và có thể hư đường ruột.
- Khi thủy sản ăn phải tảo giáp sẽ khó tiêu, bị bệnh phân đứt khúc.
- Một số loại tảo phát sáng vào ban đêm làm ảnh hưởng đến tập tính của tôm, cá trong ao.
Cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá hiệu quả nhất!
Khi tảo trong ao phát triển mạnh hoặc hiện tượng tảo tàn xuất hiện, người dân nên kịp thời tìm cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mỗi biện pháp giải quyết tảo sẽ có đặc trưng riêng, tùy vào tình trạng và đặc điểm của ao nuôi. Do đó bà con cần tìm hiểu cụ thể những cách xử lý để có lựa chọn phù hợp nhất cho ao nuôi của mình.
Quản lý tảo phát triển quá nhanh
- Phải xử lý nguồn nước trước khi bơm vào ao nuôi và thường xuyên theo dõi chất lượng nước ao.
- Xử lý xác tảo và nước trong ao nhằm giảm mật độ ô nhiễm.
- Định kỳ bón vôi 15 ngày/lần theo liều lượng trung bình 2 kg/100 m3 nước ao.
- Cung cấp men vi sinh kết hợp mật đường được ủ 3 – 6 giờ. Hỗn hợp này thích hợp nhất vào ban đêm. Men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao và giảm thiểu sự phát triển của tảo.
- Thường xuyên xử lý bùn dưới đáy ao để loại trừ các chất cặn bã, phân hữu cơ và thức ăn thừa bị lắng đọng dưới đáy.
- Trường hợp tảo lam phát triển nhanh nên tăng độ mặn cho nước (10kg/1000m3) và mở quạt công suất tối đa.
- Giảm khẩu phần ăn của thủy sản đi 30 – 40% để tránh dư thừa thức ăn.
- Một số loài cá như cá rô phi có thể hấp thụ gần 60% lượng đạm trong tảo nên giúp hạn chế sự phát triển của chúng.
- Trường hợp khẩn cấp khi tảo phát triển quá nhanh không thể kiểm soát:
- Đánh oxy già (H2O2) từ 5 – 10 lít/1000m3 khi pH < 8,0 trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ cao. Nếu vào ban đêm thì giảm liều lượng còn khoảng 6 – 7 lít/1.000m3.
- Dùng CuSO4 khoảng 0,5 kg/m3 nước vào 9h sáng.
- Trước 30 phút khi sử dụng 2 chất trên, nên đánh 1 liều Oxytab 5 – 10kg/1.000m3.
- Bà con lưu ý chỉ nên đánh hóa chất ở một nửa diện tích ao nuôi để thủy sản có thể tránh ở nửa ao còn lại.
Quản lý tảo tàn
- Thường xuyên vớt xác tảo.
- Hút bùn và nước bằng siphon.
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị kiểm tra nồng độ các chất trong nước để kịp thời xử lý.
- Sục khí oxy bằng quạt liên tục với công suất cao.
- Giảm ngay 30 – 40% thức ăn khi cho cá, tôm ăn.
Men vi sinh – Cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá an toàn và hiệu quả lâu dài nhất hiện nay!
Để xử lý tảo độc hiệu quả nhất, bà con nên sử dụng thêm các loại men vi sinh. Đây là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất cho thủy sản. Hơn nữa, việc dùng chế phẩm sinh học sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ao nuôi và thủy sản:
- Các vi sinh vật có lợi trong men vi sinh sẽ cạnh tranh môi trường sống với tảo và các vi khuẩn gây bệnh giúp kiểm soát rõ rệt sự phát triển của chúng.
- Men vi sinh chứa các thành phần chính như lợi khuẩn, nấm men và các enzyme sẽ giúp phân hủy thức ăn thừa, phân hữu cơ, xác tảo và các chất gây ô nhiễm.
- Chế phẩm sinh học có chi phí thấp, giúp làm sạch nguồn nước và tăng cường sức đề kháng cho cá, tôm.
- Đặc biệt, men vi sinh rất thân thiện với môi trường, vật nuôi và con người.
Có thể thấy, sử dụng men vi sinh chính là cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá an toàn, tiết kiệm và tối ưu nhất hiện nay!
>>> Xem thêm các sản phẩm vi sinh xử lý nước trong ao nuôi hiệu quả tại ĐÂY!
Tảo trong ao nuôi mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng có một số loại tảo độc gây tác hại nghiêm trọng. Vì vậy, bà con cần biết cách nhận biết chúng để có cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá phù hợp nhất và hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
Liên hệ ngay 0909 752 990 để được tư vấn rõ hơn về cách xử lý tảo trong ao nuôi, hồ cá an toàn và hiệu quả nhất! EcoClean chúc bà con có vụ mùa thành công!
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982
Email: [email protected]
Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM