Trong quá trình làm vườn, chắc hẳn bà con nông dân phải thực hiện công đoạn nhân giống cho cây trồng của mình. Tùy vào từng loại cây hay điều kiện xung quanh mà sẽ có những phương pháp nhân giống cây trồng khác nhau. Vậy nhân giống cây trồng là gì? Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng dễ dàng và hiệu quả? Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Nhân giống cây trồng là gì?
Nhân giống cây trồng là việc tạo ra một cây hoàn toàn mới mà không tốn quá nhiều chi phí và công sức. Bà con nông dân có thể tiết kiệm được một phần chi phí bằng cách tự nhân giống cây trồng của mình, thay vì mua cây mới từ vườn ươm kinh doanh cây trồng.
- Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng
Hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cho cây trồng là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính
2.1 Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là phương pháp sử dụng hạt của cây trồng để gieo trồng.
2.1.1 Ưu điểm của nhân giống hữu tính
- Chi phí đầu tư thấp
- Kỹ thuật đơn giản, thực hiện dễ dàng
- Mức độ sống sót cao
- Cây trồng được gieo bằng hạt có tuổi thọ cao
- Cho ra cây trồng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh
2.1.2 Nhược điểm của nhân giống hữu tính
- Cây trồng được gieo bằng hạt thường ra hoa, kết quả muộn hơn
- Khó giữ được những đặc tính của cây mẹ
- Cây phát triển có thân tán cao, khó khăn trong vấn đề chăm sóc hoặc thu hái
2.1.3 Ứng dụng của phương pháp nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính thường được áp dụng cho những trường hợp như:
- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép
- Gieo hạt đối với loại cây ăn quả chưa có phương pháp nhân giống khác
- Dùng để lai tạo chọn lọc giống
2.1.4 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính
- Đất được gieo giống phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí
- Đảm bảo độ ẩm trong khoảng 70-80%
- Nhiệt độ vừa phải, không được quá cao cũng không quá thấp
- Chọn giống khỏe, năng suất cao
- Biết cách xử lý khi hạt mất sức nảy mầm.
2.2 Phương pháp nhân giống vô tính
Nhân giống vô tính là phương pháp tách cành từ cây mẹ để tạo thành cây con.
2.2.1 Ưu điểm của nhân giống vô tính
- Thời gian nhân giống nhanh
- Tỷ lệ sống của cây cao
- Cách thức thực hiện dễ dàng và đơn giản
- Cây con được nhân giống mang đầy đủ đặc tính, tính chất của cây mẹ
- Cây cho ra tán thấp, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch
- Cho ra hoa, kết quả sớm
2.2.2 Nhược điểm của nhân giống vô tính
- Hệ số nhân giống cây thấp
- Không phù hợp để trồng đại trà
- Cơ thể của cây con không được thay thế triệt để
2.2.3 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nhân giống vô tính
- Nên áp dụng nhân giống vô tính vào đầu xuân
- Khi cây mẹ rụng lá được 1 tháng thì nên tách cây con ra khỏi cây mẹ
- Sau khi tách nên để ở ngoài, đợi một thời gian mới trồng cây con vô chậu.
- Các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến
Hiện nay có khá nhiều phương pháp nhân giống cây trồng, dưới đây là những phương pháp được nhà nông sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao:
3.1 Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
Gieo hạt có hai phương pháp là gieo hạt ngoài trời và gieo hạt trong chậu cảnh:
- Gieo hạt ngoài trời:
Nên chọn vị trí gieo hạt bằng phẳng, khuất gió, có ánh nắng mặt trời và đất gieo cần tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Trước khi gieo cần cày sâu thật kỹ để tơi xốp đất và tiến hành bón lót và khử trùng trước khi gieo hạt.
- Gieo hạt trong chậu cảnh:
Dùng mảnh ngói đặt chờm lên lỗ thoát nước ở đáy chậu. Đổ đất hạt to dưới đáy chậu và đất mịn đổ lên trên. Lựa chọn giống kỹ càng: Hạt tròn, mẩy, không sâu bệnh.
Lưu ý:
- Giữ độ ẩm và nhiệt độ bằng cách phủ màng bọc ni-lông hoặc lưới để che chắn lên đất vườn ươm hoặc chậu gieo hạt.
- Sau khi hạt nảy mầm nên gỡ che chắn cho mầm tiếp xúc với ánh sáng.
- Tiến hành nhổ bớt nến cây con mọc dày đặc.
- Khi cây con mọc lớn, mật độ dày, chật khiến cho thiếu chất dinh dưỡng và không đủ nhu cầu sinh trường, khi đó cần phải di chuyển cây đi.
3.2 Nhân giống bằng phương pháp giâm hom
Giâm hom là phương pháp cắt cành, rễ hoặc lá từ cây mẹ rồi giấm vào đất hoặc vào đất để mọc rễ và trở thành cây mới.
Phương pháp giâm hom gồm có: Giâm cành, giâm chồi, giâm rễ và giâm lá. Trong đó giâm cành là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì có tỷ lệ sống cao nhất.
3.3 Nhân giống bằng phương pháp tách cây
Đây là phương pháp được áp dụng cho những loài cây bụi hoặc có rễ chùm. Tiến hành phương pháp này bằng cách tách một phần cơ quan dinh dưỡng ra khỏi cây mẹ. Sau đó tiến hành trồng và chăm sóc thành cây mới.
Ưu điểm của phương pháp này là vẫn giữ được tính chất của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và phát triển nhanh.
2.4 Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất hoặc bùn bao lại lấy cành. Phải cạo vỏ cây tại chỗ đắp đất hoặc bao bùn để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Có thể xếp loại chiết cành là một hình thức của phương pháp giâm cành mà cành giâm không tách rời khỏi cây mẹ.
Chiết cành thường có những loại sau: chiết nén một cành, chiết nén nhiều cành, chiết cành cao, chiết cành liên tục.
Ưu điểm:
- Cây có tỷ lệ sống cao.
- Thực hiện đơn giản, hình thành cây con nhanh, chiết lần này không sống thì để năm sau tiếp tục chiết.
Nhược điểm:
Cây con không được thay mới triệt để, sản lượng ít, không phù hợp cho việc trồng đại trà.
2.5 Phương pháp ghép cây
Ghép cây là phương pháp tách rời một mắt ghép, một chồi non lú ra ở thân cây hoặc nách lá. Đoạn mặt ghép có những đặc điểm nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính khỏe mạnh và phát triển tốt.
Hiện nay có nhiều kỹ thuật ghép cực kỳ đa dạng nhưng chủ yếu người ta thường sử dụng ghép mắt và ghép cành.
Bài viết trên, EcoClean Việt Nam đã mang đến những phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn và chúc mọi người thực hiện nhân giống các loại cây trồng trong vườn thành công.