XỬ LÝ, TÁI CHẾ PIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Pin là vật dụng quen thuộc và cần thiết đối với cá nhân hay hộ gia đình. Hầu hết mỗi người đều có ít nhất 1 – 2 loại pin để sử dụng cho các thiết bị điện tử như đồng hồ, chuột máy tính điều khiển TV, điều khiển điều hòa, chuột máy tính,.. Khi đã sử dụng hết nguồn năng lượng trong pin, chúng ta thường có thói quen vứt rác vào thùng hoặc vứt vô tội vạ, những điều đó sẽ gây nên những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Vậy chúng ta cần xử lý pin như thế nào cho hợp lý, cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu nhé!

xu-ly-pin-da-qua-su-dun

Tại sao không nên vứt pin vào thùng rác?

Pin sau khi sử dụng xong được xếp vào danh mục rác thải độc hại và rất khó để phân hủy. Chúng ta thường xử lý chúng bằng cách đốt hoặc chôn lấp. Tuy nhiên việc này sẽ gây hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của chúng ta. Bởi lẽ khi xử lý bằng cách này các hóa chất trong lõi pin sẽ bị rò rỉ ra môi trường và có khả năng nhiễm độc cao. Thông thường 1 cục pin nhỏ sẽ chứa: 

Thuỷ ngân

Thủy ngân được xếp vào loại kim loại nặng và rất độc hại. Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm.

Thủy ngân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nó sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, não bộ, thận và tim mạch,…  

Chì

Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể để lại tác hại nghiệm trọng có cơ thể. Nó có xu hướng chiếm lấy vị trí của tất cả các kim loại có ích khác trong cơ thể người như chiếm chỗ của canxi trong xương, khiến cơ thể bị thiếu hút canxi, gây mục xương. Chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein. Thay thế sắt có trong máu và tệ hơn là còn chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não. 

Không những thế, khi một cơ thể nhiễm chì sẽ làm rối loạn hoặc ngừng các phản ứng sinh học diễn ra bình thường trong cơ thể. Gây nên các bệnh như còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ. Đối với người lớn tuổi sẽ làm huyết áp tăng cao, ảnh hướng đến máu và xương, suy giảm trí nhớ hoặc thậm chí là mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Kẽm

Khi cơ thể bị nhiễm độc kẽm, người bệnh thường bị nôn mửa nhiều, nghiêm trọng hơn có thể bị chảy máu đường ruột. Cơ thể thường trong trạng thái không ổn định, giảm phản xạ, bị run rẩy hoặc thậm chí bị tê liệt. 

Cadmium

Cadmium là chất gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm Cadmium, nó sẽ là gây nên nhiều loại bệnh như thiếu máu, suy thận, loãng xương, thiếu máu, suy gan, nguy hiểm hơn có thể gây ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…

Vậy cần xử lý thế nào với pin đã dùng?

Tại các nước tiên tiến và đang phát triển, các cơ quan chức năng có quy định nghiêm ngặt về việc dán nhãn, ghi rõ các thành phần cấu tạo nên pin, cũng như cách để phân loại, bảo quản, thu gom và tái chế pin sau khi đã sử dụng.

Nhưng nếu như cục pin của bạn vẫn chưa có hướng dẫn xử lý như thế nào cho đúng cách thì bạn có thể áp dụng cách xử lý dưới đây: 

  • Khi đã sử dụng pin xong, hãy tìm một hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa sạch rồi bỏ chúng vào để không ảnh hướng đến môi trường xung quanh. Lưu ý để xa tầm tay trẻ em. Và sau đó cứ theo định kỳ, 6 tháng hay 1 năm 1 lần, bạn hãy chuyển tận tay hũ pin này đến tay công nhân thu gom rác và thông báo cho họ rằng pin đã qua sử dụng để họ có cách xử lý hợp lý. 

Hiện nay có rất nhiều các địa điểm thu gom rác cũng như tổ chức thu gom pin, nên bạn có thể ghé tới đó một cách dễ dàng. 

tai-che-pin-

 Có nhiều cách tái chế pin khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng đều giống nhau là khôi phục nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất pin. Những nguyên liệu này có thể được sử dụng lại để tạo ra thứ gì đó mới. 

Hy vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ hiểu thêm về cách để xử lý pin cũ cũng như tầm quan trọng của việc phân loại rác thải độc hại. Đồng thời, đừng quên thường xuyên truy cập EcoClean Việt Nam để đón đọc những thông tin bổ ích về việc chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé.

 

 

0903923177
0903956982