Giấm gỗ là một sản phẩm hữu cơ được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, đối với bà con nhà nông, giấm gỗ được ví như “thần dược” bởi nó mang lại hàng loạt những lợi ích tuyệt vời trong trồng trọt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về những công dụng tuyệt vời của giấm gỗ. Ngay sau đây, EcoClean sẽ tổng hợp tất tần tật những ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp đáng chú ý nhất. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết của EcoClean nhé!
Tìm hiểu giấm gỗ và các thành phần của giấm gỗ
Giấm gỗ hay còn được biết đến với cái tên là Axit pyroligneous. Đây là sản phẩm phụ được tạo ra từ quá trình nhiệt phân của than gỗ. Cụ thể, giấm gỗ được hình thành ở dạng chất lỏng được tạo ra từ việc chưng cất gỗ cùng với một số nguyên liệu thực vật khác ở nhiệt độ cao và trong điều kiện yếm khí. Những luồng khói thải ra trong quá trình nhiệt phân này sẽ được thu hồi, sau đó làm lạnh nhanh, ngưng tụ và thu hồi nước. Do đó, giấm gỗ được xem là phần “nước cốt” gỗ hoặc dung dịch giải nhiệt của thực vật.
Thành phần chính chứa trong giấm gỗ chủ yếu là nước, chiếm đến 80 – 90%. Các thành phần còn lại đó là cồn, axit, este, phenol, aldehyd,… Trong đó, axit axetic là thành phần chiếm nhiều nhất trong giấm gỗ, khoảng 3 – 5%.
Trong hợp chất giấm gỗ có chứa những thành phần ổn định bởi sự phân giải nhiệt các vật liệu cacbon. Do đó, dù các nguyên vật liệu có khác nhau thì thành phẩm giấm gỗ cuối cùng vẫn chứa những thành phần cơ bản tương tự nhau.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ sản xuất than sinh học càng cao với nhiệt độ lò đốt càng lớn (khoảng 1000°C) thì sẽ thu được thành phẩm giấm gỗ có chất lượng tốt hơn. Lý do là vì một số loại axit hữu cơ sẽ bay hơi khi ở nhiệt độ cao. Mặt khác, nếu nguồn nguyên liệu gỗ khác nhau thì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất liệu của giấm gỗ.
Ứng dụng của giấm gỗ trong nền nông nghiệp hiện nay
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nói về công dụng cũng như ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp. Hầu hết, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, giấm gỗ đóng vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn trong việc xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Cụ thể, những ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp có thể kể đến như:
Thay thế các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, giấm gỗ có tác dụng rất lớn trong việc tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng. Đặc biệt, tại Nhật Bản, sử dụng giấm gỗ chính là phương pháp phổ biến nhằm cải tạo đất trồng và tiêu diệt sâu bệnh hại cây.
Những thành phần có trong giấm gỗ sẽ phát huy công dụng rất tốt trong việc hạn chế sâu bướm hay diệt trừ các loại nấm mốc gây hại cho cây trồng. Cụ thể, khi pha loãng giấm gỗ từ 300 – 500 lần sau đó phun lên đất trồng sẽ giúp cây phát triển xanh tốt, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ẩn nấp trong đất. Đồng thời, nó còn có thể giảm tới 40% những loại nấm có hại, khả năng kiểm soát tốt với phấn trắng.
Đặc biệt, với những trường hợp sử dụng giấm gỗ ở nồng độ cao thì nó còn có thể gây ức chế nảy mầm, hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Đây chính là lý do mà bà con nhà nông sử dụng giấm gỗ để thay thế cho các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học hiện nay. Mặc dù hiệu quả của giấm gỗ mang lại không nhanh chóng như thuốc hóa học nhưng tác dụng của nó rất lâu dài và quan trọng nhất là nó không gây hại cho môi trường, an toàn khi sử dụng.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản với nguyên liệu từ tự nhiên
Hỗ trợ giảm thiểu độ pH của đất trồng
Bà con nhà nông thường sử dụng giấm gỗ với mục đích giảm thiểu độ pH trong đất do thuốc trừ sâu hóa học gây nên. Nhờ những thành phần có chứa trong giấm gỗ mà sau một thời gian sử dụng, đất trồng được cải thiện rõ rệt về chất lượng, giảm độ pH và giúp đất trở nên màu mỡ hơn.
Khi sử dụng, bà con hãy pha giấm gỗ với nước theo tỷ lệ 100ml giấm : 10 lít nước. Sau đó đem dung dịch này tưới lên đất trong vòng 1 tháng để thấy rõ sự cải thiện đáng kể về chất lượng đất.
Cải thiện đất và tăng năng suất cây trồng
Một trong những ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp không thể không kể đến đó là làm phân bón hữu cơ giúp cải thiện đất và tăng năng suất cho cây trồng. Bà con nông dân thường sử dụng giấm gỗ để làm phân bón lá, giúp tăng lượng lá cho cây. Điều này sẽ góp phần tạo ra nhiều sinh khối và tăng số quả đậu. Bên cạnh đó, giấm gỗ còn là nhân tố hỗ trợ kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng cho cây trồng.
Ngoài ra, khi pha loãng giấm gỗ theo một tỷ lệ đúng nhất định thì nó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất trồng tốt hơn. Đồng thời, giấm gỗ còn có khả năng kích thích những vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, làm cho đất màu mỡ hơn. Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng giấm gỗ có thể hạn chế đến 38% lượng nấm đất, giúp làm sạch đất, kích thích sự phát triển nhanh chóng đối với cây trồng.
Giấm gỗ giúp xua đuổi côn trùng hại cây
Xua đuổi côn trùng hại cây trồng là một ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp được nhiều bà con áp dụng. Trong giấm gỗ có chứa những chất tác động Termiticide, giúp chống lại loài mối Reticulitermes. Bên cạnh đó, trong thành phần của giấm gỗ còn có chứa Husbandry. Chất này có tác dụng đuổi một số loại côn trùng như ruồi, muỗi, bọ chét và thậm chí là diệt ký sinh trùng bên ngoài rất hiệu quả.
Sử dụng giấm gỗ làm chất bảo quản an toàn
Ngoài những ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp thì trong đời sống giấm gỗ cũng mang lại nhiều công dụng đáng kể. Giấm gỗ có thể được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm an toàn. Nhờ sự góp mặt của một số hợp chất có hoạt tính sinh học như carbonyl, phenolic, acid hữu cơ mà giúp giấm gỗ có độ tinh khiết cao, khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Do đó, giấm gỗ có thể dùng làm thuốc bảo quản thực vật vô cùng an toàn và lành tính.
Hợp chất khử mùi hôi hiệu quả
Giấm gỗ mang một mùi khói rất đặc trưng nhờ vào quá trình chưng cất và sản xuất đặc biệt. Do đó, giấm gỗ còn phát huy công dụng rất tốt trong việc khử mùi hôi và làm sạch môi trường xung quanh. Bà con có thể dùng giấm gỗ để khử mùi hôi cho chuồng trại, các loại rác thải hữu cơ, mùi hôi của tủ bếp, tủ gỗ,… Sản phẩm không những mang lại tác dụng khử mùi hiệu quả mà còn rất an toàn cho người sử dụng.
Liều lượng sử dụng giấm gỗ phù hợp
Giấm gỗ có thể sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng. Tuy nhiên, khi sử dụng giấm gỗ, bà con cần chú ý đến liều lượng như sau:
- Tưới gốc cây: Pha giấm gỗ theo tỷ lệ 1 : 300 – 500 phần với nước sạch (tùy vào từng loại cây trồng).
- Phun lá: Pha giấm gỗ theo tỷ lệ 1 : 100 – 200 phần với nước sạch (tùy vào từng loại cây trồng).
- Khử trùng đất trồng: Pha loãng giấm gỗ với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 50 – 100 và phun vào đất.
- Hạn chế sự xâm nhập của côn trùng: Pha loãng giấm gỗ với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 300 – 500, sau đó tưới gốc hoặc phun qua lá.
- Gieo hạt, kích thích sự nảy mầm: Pha loãng giấm gỗ với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 800 – 1000.
- Bón phân: Pha loãng giấm gỗ với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 200 – 300. Sử dụng dung dịch này phun lên lá mỗi tháng 1 lần.
- Thuốc diệt côn trùng, chất khử mùi: Pha giấm gỗ với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 20.
Trên đây là toàn bộ những ứng dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp mà EcoClean đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con. Có thể thấy, với mỗi liều lượng pha chế khác nhau, giấm gỗ đều mang đến những công dụng vô cùng tuyệt vời. Đây chắc chắn là một giải pháp hữu hiệu cho nền nông nghiệp bền vững. Mong rằng bà con có thể ứng dụng giấm gỗ hiệu quả và phát huy công dụng tốt nhất của sản phẩm trong trồng trọt cũng như đời sống.
Tìm hiểu ngay: Các loại phân hữu cơ tốt cho cây trồng