RÁC THẢI NHỰA VÀ LỜI CẦU CỨU CỦA BIỂN XANH

Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương đang trở thành mối đe dọa không chỉ đổi với các sinh vật biển mà còn đối với cuộc sống của người. Một trong những nguyên nhân khiến cho đại dương bị ô nhiễm là rác thải nhựa. Vậy rác thải nhựa tiềm ẩn những nguy cơ nào, chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường? EcoClean Việt Nam sẽ giải đáp cho ngay tại bài viết dưới đây. 

Tại sao rác thải nhựa lại gây ô nhiễm đại dương? 

Rác thải nhựa là những chất thải như túi nilon, chai nhựa, đồ chơi cũ,..rất khó để phân hủy. Khi những loại rác thải này bị thải ra ngoài môi trường, chúng sẽ không hoàn toàn đi đến các khu xử lý rác mà thường đến cái bãi chôn lấp, một phần khác sẽ bị trôi ra ngoài đại dương. Nhưng thời gian để đợi chúng phân hủy là rất lâu, cụ thể: 

1 chai nhựa bình thường mất đến 450-1000 năm để phân hủy, 1 túi nilon mất đến 10-100 năm để phân hủy, 1 chiếc ống hút nhựa có thể mất đến 100-500 năm để phân hủy,…  Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng sẽ bị phân rã hoàn toàn mà sẽ phân ra từng mảnh nhỏ và tiếp tục phân tán ra môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật. 

rac-thai-nhua-dai-duong

Rác thải nhựa phát sinh từ đâu?

Đa số các loại rác thải nhựa sẽ phát sinh từ các nguồn sau: 

  • Phát sinh từ chất thải sinh hoạt của người dân, khách vãng lai, du lịch cần sự tiện dụng.
  • Chất thải từ các điểm tụ tập, sinh hoạt mua bán hằng ngày của con người như chợ, nhà hàng, khách sạch, khu văn hóa hoặc những khu vui chơi giải trí. 
  • Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh doanh của các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

Rác thải nhựa mang đến môi nguy hiểm gì?

Đối với môi trường

Có thể nói, những đồ dùng bằng nhựa, dùng một lần là những đồ dùng tiện dụng, giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian. Thế nhưng ẩn sau sự tiện dụng đó là cả một mối nguy hiểm tàn phá hệ sinh thái cũng như sức khỏe và cuộc sống của con người

Do rác thải nhựa rất khó phân hủy nên khi được chôn xuống đất, chúng vẫn có thể tồn tại hàng trăm năm làm ảnh hưởng đến tính chất của đất, khiến đất suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, làm giảm năng suất cây trồng đồng thời gây hại đến sức khỏe của con người và các sinh vật. Mặt khác nếu như chúng ta xử lý nhựa bằng cách đốt không đúng tiêu chuẩn thì sẽ gây ra nguy cơ ô nhiễm không khí, thậm chí có thể gây hiệu ứng nhà kính.

*** Tham khảo thêm: Cách phân loại rác tại nguồn đúng cách

Đối với sinh vật biển

Như đã nói ở trên, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra biển khiến mất cân bằng hệ sinh thái biển. Việc lượng rác thải ngày càng nhiều và tràn lan ở đại dương gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” ảnh hưởng đến các loại sinh vật đại dương. Trong một nghiên cứu gần đây cho biết hơn 300 loài sinh vật biển ăn phải rác thải nhựa như túi nilon, và các mảnh nhựa. Những loại rác thải này đi vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu cho biết bình quan một con cá chưa đến 2,1 mảnh vi nhựa, khiến số lượng bị giảm sút trầm trọng, thậm cho có một vài loài đã bị tuyệt chủng cục bộ. 

rac-thai-nhua

Đối với con người

Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, rác thải nhựa còn là mối đe dọa, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

  • Rác thải nhựa khi bị sinh vật ăn phải, các hạt vi nhựa sẽ nhiễm trong mô cơ của các sinh vật biển. Khi ăn hải sản, đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp nhận các hạt vi nhựa vào trong cơ thể. 
  • Không chỉ ăn hải sản, khi xử lý rác bằng cách chôn lấp, theo thời gian chúng sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa có kích thước rất nhỏ khác nhau như: micro, nano, pico… Những hạt vi nhựa này sẽ đi vào đất và không khí, con người vô tình hít phải cũng gây nguy hại cho sức khỏe. 
  • Đối với các loại rác thải nhựa dùng phương pháp đốt để xử lý, chúng sẽ sinh ra các loại khí độc như dioxin, furan,. ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí cũng như sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn có thể dẫn ung thư. 

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa?

  • Tuyên truyền, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường bằng các hoạt động thiết thực như nhặt rác bãi biển,trồng cây xanh,..
  • Hạn chế sử dụng túi nilon hoặc các sản phẩm dùng 1 lần mà thay vào đó là sản phẩm bền vững, có thể tái chế được. 
  • Rèn luyện thói quen phân loại rác thải.
  • Tái chế rác thải nhựa thành những đồ dùng hữu ích cho gia đình. 
  • Sử dụng tiết kiệm năng lượng.

anh-huong-cua-rac-thai-nhua

Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đang dần khiến cho mẹ thiên nhiên nổi giận. Giờ đây việc bảo vệ môi trường không chỉ là ý thức nữa mà đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Cùng nhau rèn luyện thói quen “sống xanh bền vững”, mỗi người góp nhỏ thành lớn, hạn chế rác thải nhựa, đồ dùng 1 lần,.. để giữ màu xanh cho trái đất và đại dương nhé!

0903923177
0903956982