KỸ THUẬT TRỒNG RAU HỮU CƠ THEO TIÊU CHUẨN PGS ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Nhu cầu mua rau củ sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao đã kéo theo nhiều tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau sạch. Tuy nhiên, để sản xuất rau đạt tiêu chuẩn chất lượng nông sản, người tham gia cần phải có kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS.

Tiêu chuẩn hữu cơ PGS là gì?

PGS (Participatory Guarantee System) được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006) do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành.

Tiêu chuẩn PGS là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi sản xuất sản phẩm hữu cơ. Bộ tiêu chuẩn PGS áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động dựa trên cơ cấu đơn giản và gồm 4 bộ phận được thể hiện qua hình ảnh dưới đây.

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Cả 4 bộ phận đều là nhân tố thiết yếu trong hệ thống PGS

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Vai trò và nhiệm vụ chính của từng bộ phận

Tại mỗi quốc gia, tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng cho nông nghiệp hầu như đều được chứng nhận bởi các tổ chức có uy tín và được Nhà nước công nhận. Riêng tại Việt Nam, tiêu chuẩn PGS được đánh giá là chứng nhận chất lượng và đáng tin cậy nhất dành cho các sản phẩm hữu cơ hiện nay.

Các tiêu chuẩn PGS 

Tiêu chuẩn PGS đã được Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Thế giới (IFOAM) chính thức công nhận vào ngày 04/09/2013. Theo đó, PGS được công nhận là hệ thống đảm bảo giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa Việt Nam (Theo báo VnExpress).

Tiêu chuẩn PGS gồm các nội dung sau:

  1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995).
  2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính,…
  3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.
  4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
  5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
  6. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
  7. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
  8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.
  9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.
  10. Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m). Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.
  11. Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
  12. Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời từ khi kết thúc thu vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
  13. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
  14. Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.
  15. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.
  16. Cấm sử dụng phân người.
  17. Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
  18. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
  19. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.
  20. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.
  21. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.
  22. Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận.

Có thể thấy, 22 tiêu chuẩn PGS được đưa ra với mục đích thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, góp phần gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm bán ra thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS còn là giải pháp giúp bảo vệ môi trường sống và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cực kỳ hiệu quả.

8 bước để nhà nông đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ PGS một cách dễ dàng!

Theo Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: Chứng nhận PGS là chứng nhận được cấp cho nông dân khi quy trình sản xuất tuân theo đúng các tiêu chuẩn do PGS Việt Nam đưa ra. 


ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Logo chứng nhận PGS Việt Nam

Có thể thấy, PGS là tiêu chuẩn mà các cá nhân hoặc tổ chức sản xuất thực phẩm hữu cơ muốn hướng đến để tăng giá trị sản phẩm và mang lại thu nhập cao từ đó. Sau đây, EcoClean sẽ cung cấp cho nhà nông 8 bước để có thể đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ PGS một cách đơn giản và dễ dàng hơn.

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Nhà nông cần làm gì để được công nhận sản phẩm hữu cơ đạt chứng nhận PGS?  

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS 

Có thể thấy, kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS áp dụng chủ yếu dành cho các doanh nghiệp, tổ chức hoặc hộ gia đình có quy mô canh tác lớn và đủ điều kiện để đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra. 

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS sẽ gồm các công việc sau:

Lựa chọn vùng trồng

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Một vùng rau được canh tác theo phương pháp hữu cơ

Khi lựa chọn vùng trồng rau, nhà nông cần chú ý: 

  • Vùng trồng không sử dụng hóa chất trong 3 năm liền kề và có giấy tờ xác minh rõ ràng.
  • Toàn bộ vùng trồng phải được bao quanh bởi hàng rào cách ly với khu vực xung quanh để tránh lây nhiễm hóa chất từ bên ngoài.
  • Nông dân phải lấy mẫu đất, nước ngầm ở khu đất trồng để phân tích các chỉ tiêu về độ pH, kim loại nặng,… để xử lý sao cho đạt chuẩn PGS. 

Lựa chọn nguồn giống

  • Nguồn giống sử dụng phải là giống được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Nếu nguồn giống không được sản xuất hữu cơ thì phải có sự xem xét và phê duyệt của cơ quan cấp chứng nhận (nguồn gốc giống, giống bản địa,…). Đối với những trường hợp tự chọn giống thì phải có hồ sơ thu hoạch và giữ giống. 
  • Khi mua hạt giống cần phải kiểm tra các dấu hiệu trên bao bì đóng gói xem đã được xử lý hay chưa. 
  • Không nên sử dụng các loại hạt giống đã chuyển gen vì sẽ có nhiều rủi ro về thành phẩm sau này.

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Hạt giống đạt tiêu chuẩn sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn!

>>> Mua hạt giống chất lượng và đạt tiêu chuẩn PGS tại Hạt giống cây giá rẻ EcoClean.

Bổ sung dinh dưỡng

Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, chúng ta cần thực hiện canh tác luân canh, tăng cường nguồn hữu cơ từ chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ hoặc dùng các biện pháp cải tạo đất.

Lưu ý: Rau hữu cơ không được sử dụng phân hóa học, phân người hay phân chuồng chưa ủ hoai khi chưa được xử lý.

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Nhà nông có thể tự ủ phân hữu cơ hoặc dùng phân sạch hữu cơ EcoClean để tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn PGS

Biện pháp kiểm soát cỏ dại và chăm sóc rau

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Sơ đồ quy trình chăm sóc rau sạch

Sau quá trình bón phân hữu cơ, việc tiếp theo bạn cần làm là dùng các biện pháp cụ thể để kiểm soát cỏ dại và chăm sóc cây trồng, cụ thể như: 

  • Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS đòi hỏi phải luân canh cây trồng hàng năm. Luân canh cây trồng hữu cơ bao gồm cây che phủ ức chế cỏ dại và các loại cây trồng có chu kỳ sống khác nhau để ngăn cỏ dại kết hợp với một cây trồng cụ thể.
  • Làm cỏ thủ công: Thực hiện trong những ngày trời nắng nhằm tăng khả năng diệt cỏ, nên làm cỏ ngay khi cỏ còn non, chưa ra hoa chưa rụng hạt.
  • Canh tác bằng cày xới đất khi thích hợp sẽ gia tăng lượng mùn và vật chất hữu cơ cho đất.

ky-thuat-trong-rau-huu-co-theo-tieu-chuan-pgs

Lên luống cây trồng để dễ dàng chăm sóc và hạn chế cỏ dại phát triển

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS mà EcoClean đã tổng hợp và đúc kết được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp nhà nông tạo ra được nguồn thực phẩm hữu cơ chất lượng và đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước! 

Nếu bạn thắc mắc hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0909 752 990 để được biết thêm chi tiết!

Xem thêm:

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

0903923177
0903956982
X