Ủ phân hữu cơ tại nhà là phương pháp được nhiều hộ gia đình sử dụng vì vừa tận dụng tốt nguyên liệu sẵn có, vừa đảm bảo chất lượng và an toàn sức khỏe. Dưới đây là một số kinh nghiệm ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản và dễ làm giúp bạn tạo ra phân sạch chất lượng để bón cho cây trồng.
Có kinh nghiệm ủ phân hữu cơ sẽ giúp bạn tạo ra những nông sản sạch và chất lượng cao!
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ được tạo ra từ các nguyên liệu tự nhiên như: phân động vật, lá cây, rác thải, chất thải gia súc – gia cầm, phụ phẩm nông nghiệp,… Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm chất mùn và các chất hữu cơ cần thiết.
Thành phần của phân hữu cơ không chỉ tốt cho đất và cây trồng mà còn giúp chúng ta tận dụng được những nguyên liệu đã bỏ đi và đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
Phân hữu cơ được phân thành 4 loại cơ bản:
- Phân hữu cơ truyền thống.
- Phân hữu cơ sinh học.
- Phân vi sinh hữu cơ.
- Phân hữu cơ khoáng.
Phân hữu cơ giúp tận dụng được những phế phẩm tự nhiên để tạo ra các các chất dinh dưỡng tốt cho đất và cây trồng.
Tại sao nên ủ phân hữu cơ tại nhà?
Ủ phân hữu cơ tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta:
- Giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu dư thừa bỏ đi trong sinh hoạt, tránh lãng phí và hạn chế lượng rác thải ra môi trường.
- Đảm bảo chất lượng phân hữu cơ ủ tại nhà do thường xuyên được kiểm tra và điều chỉnh. Nhờ đó, cấu trúc đất được cải tạo và lượng vi sinh vật có lợi được tăng lên giúp cho cây dễ hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, dần thay thế phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Giúp bạn tận dụng được thời gian rảnh rỗi để tạo ra những nông sản sạch, đảm bảo sức khỏe và thân thiện môi trường.
Ủ phân hữu cơ tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho con người và môi trường sống!
Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản
Ủ phân hữu cơ cho cây trồng tại nhà vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Vậy, bạn đã có kinh nghiệm ủ phân hữu cơ tại nhà chưa?
Sau đây, EcoClean sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm ủ phân hữu cơ đơn giản và dễ thực hiện dành cho người mới bắt đầu nhé!
Ủ phân chuồng theo phương pháp truyền thống
Cách thực hiện
Chuẩn bị: Có thể sử dụng phân chuồng như phân bò, phân gà… (đã phơi khô), rơm, cỏ úa và khoảng 2 – 3% phân Super lân.
Bước 1: Vị trí ủ phân hữu cơ phải là nơi thoáng mát, tránh ngập úng khi mưa. Xung quanh đắp đất cao hoặc phủ túi nilon. Khối ủ kích thước 1.5 x 1.5 x 1.5 m.
Bước 2: Phía dưới đống phân ủ phải lót rơm hoặc cỏ khô cao khoảng 10 cm để giữ nhiệt.
Bước 3: Thường xuyên kiểm tra độ ẩm.
Nhiệt độ đảm bảo 49 – 70oC (nếu quá 70oC thì cần kiểm tra lại hoặc phải bắt đầu làm lại từ bước 1). Thường xuyên trộn xới đều chỗ ủ tránh bị tình trạng phân ủ bị hầm quá nóng, nếu gặp vấn đề này phải tạo lỗ thoáng khí. Thời gian ủ từ 2 đến 6 tháng.
Ưu điểm
- Nhiều chất dinh dưỡng đa trung vi lượng cung cấp cho đất.
- Giúp cải tạo đất, tơi xốp đất.
- Tăng phì nhiêu, tạo điều kiện cho rễ phát triển.
Nhược điểm
- Nếu sử dụng phân chuồng tươi sẽ dễ gặp mầm bệnh như vi khuẩn, giun sán… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mọi người.
- Thời gian xử lý dài.
Ủ phân theo luống dài hoặc đống
Dạng đánh luống là quá trình ủ phân trong đó chất thải rắn được sắp xếp theo các luống dài, hẹp và được đảo trộn theo một chu kỳ nhất định nhằm cấp khí cho luống ủ.
Các luống ủ có chiều cao thay đổi từ 1m (đối với nguyên liệu có mật độ dày như phân) đến 3,5 m (đối với nguyên liệu nhẹ như lá cây). Chiều rộng luống ủ thay đổi từ 1,5 – 6 m.
Các luống ủ thường xuyên được xáo trộn theo định kỳ nhằm trộn đều chất thải rắn trong luống. Để tăng hiệu quả phân hủy có thể dùng vi sinh ủ phân Ecoclean Compost.
Vi sinh ủ phân EcoClean Compost giúp thúc đẩy quá trình phân giải và lên men các chất hữu cơ để tạo ra phân có chất lượng và hiệu quả cao!
Ưu điểm
- Thúc đẩy phát triển của vi sinh vật đất, nâng cao hiệu quả chất lượng hấp thu của phân bón.
- Rút ngắn thời gian ủ phân như phương pháp ủ truyền thống, tăng khả năng mùn hóa, giảm mùi hôi…
Nhược điểm
- Cần nhiều nhân công và diện tích đất cần thiết.
- Thời gian ủ dài (3 – 6 tháng).
- Do sử dụng thổi khí thụ động nên khó quản lý, đặc biệt là khó kiểm soát nhiệt độ và mầm bệnh.
- Xáo trộn luống ủ thường gây thất thoát nitơ và gây mùi.
- Quá trình ủ bị phụ thuộc vào thời tiết ví dụ như mưa có thể ảnh hưởng bất lợi cho quá trình ủ.
Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ với men vi sinh ủ phân EcoClean Compost
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu
– Rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình)…; Vỏ cà phê, lạc, trấu…; Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón); Mùn: mía, cưa, giấy…; Phân gia súc, gia cầm…
– Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía.
– Chế phẩm sinh học: vi sinh ủ phân Ecoclean Compost
Giai đoạn 2: Giai đoạn ủ phân ban đầu
Bước 1: Đổ một lớp đất hoặc mùn dừa với độ dày khoảng 5 – 10 cm vào dưới đáy thùng ủ.
Bước 2: Rác sẽ được cắt nhỏ và đảo trộn với vi sinh ủ phân Ecoclean Compost (với tỷ lệ 10 gram/2 kg rác hữu cơ).
Kiểm tra độ ẩm bằng cách dùng tay bóp một nắm rác:
- Nếu bóp thấy nước rỉ ra từ ngoài kẽ tay, là thừa nước, cần bổ sung lá khô, mùn cưa để chất dẫn giảm độ ẩm.
- Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.
- Nếu bóp thấy rác không dính chặt thì không đủ nước, cần tiến hành tưới thêm nước vừa đủ.
Bước 3: Cho rác đã đảo trộn vi sinh vào thùng ủ. Trên cùng phủ một lớp đất hoặc mụn dừa để tránh ruồi nhặng và mùi hôi.
Đậy kín nắp và đặt thùng nơi khô thoáng, tránh mưa và ánh nắng nắng chiếu trực tiếp vào phân ủ.
Cách khoảng 3 – 5 ngày, phải mở thùng kiểm tra nhiệt độ và đảo trộn rác. Dùng nhiệt kế cắm vào lớp rác ủ hoặc dùng tay để sở vào bề mặt ngoài của thùng để đảm bảo nhiệt độ tối ưu là khoảng từ 50 – 60oC.
Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ tại nhà hiệu quả chính là sử dụng thùng ủ phân chuyên dụng của EcoClean.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tiếp thêm rác thải vào mẻ ủ
Khi có rác thải mới, bạn có thể thêm vào thùng ủ bằng cách:
- Đổ trực tiếp lên lớp trên của mẻ ủ trước.
- Thêm một lượng vi sinh Ecoclean Compost vừa đủ, đảo trộn đều.
- Cuối cùng phủ lên một lớp đất hoặc mụn dừa.
Lưu ý: Không xếp đầy chặt thùng, để khoảng trống dày 5 – 7 cm để có sự đối lưu không khí.
Giai đoạn 4: Giai đoạn lấy phân thành phẩm
Sau khoảng 20 – 30 ngày sẽ có phân ủ chín và có thể sử dụng để bón cho cây.
Sau khoảng 30 ngày thì lớp phân dưới đáy thùng ủ sẽ phân hủy trước nên có thể lấy ra dùng bằng cách mở cửa phía dưới thùng.
Dấu hiệu nhận biết phân đạt tiêu chuẩn:
- Nguyên liệu làm phân hữu cơ chuyển sang màu nâu.
- Nguyên liệu làm phân hữu cơ vụn ra, mềm và giống như mùn.
- Phân hữu cơ có mùi đất.
- Kích cỡ đống ủ sẽ giảm 1/3 so với ban đầu.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm ủ phân hữu cơ dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng nó sẽ giúp bạn tạo ra một vườn rau sạch tại nhà vừa đảm bảo chất lượng, vừa an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường. Chúc bạn thành công!
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 925 177
Email: [email protected]
Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM
>>> Xem thêm: quy trình ủ phân hữu cơ
>>> Xem thêm: cải tạo đất trồng rau