Hiện nay, rác cháy được, rác không cháy được, rác vô cơ và rác hữu cơ được vứt ở mọi nơi. Ai cũng muốn nơi mình sinh sống sạch sẽ nên họ có xu hướng vứt rác ra xa chỗ mình ở điều đó đồng nghĩa người khác phải sống chung với số rác thải đó. Đây cũng là thực trạng tại các khu dân cư ở Việt Nam. Có những nơi suốt vài chục năm trời người dân phải sống chung với rác bởi một khi rác không được xử lý tận gốc mà chỉ duy chuyển một cách cơ học nó sẽ tích tụ mỗi ngày. Theo thời gian số rác thải ấy ngày càng nhiều lên khiến bầu không khí và nguồn nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Cuối cùng là con người phải chịu đựng tất cả các hậu quả khi môi trường sống bị hủy hại. Điều nguy hiểm nhất mà con người phải đối mặt chính là những án tử khi bệnh tật xuất hiện ngày một nhiều. Người ta chọn cách di dời bãi rác sang một khu khác xa dân cư. Như vậy vẫn sẽ có một bầu không khí bị rác làm cho hôi thối, một bãi đất khác bị rác làm cho bẩn và mạch nước ngầm nơi đó cũng bị rác làm cho ô nhiễm. Vậy tại sao người ta không tính đến việc xử lý rác một cách khoa học hơn thay vì chỉ duy dời bỏ từ nơi này sang nơi khác.
Tại tọa đàm “Chống rác thải nhựa”, Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang rà soát, đề xuất, tham mưu Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó có 3 nhóm giải pháp chính:
Một là, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường như: xây dựng dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, chú trọng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải; tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng các chế tài xử lý nghiêm đối hành vi xả rác thải gây ô nhiễm môi trường; trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2020; tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo hướng chỉ cho phép nhập các loại nhựa có giá trị tái chế cao. Về thuế, đánh thuế cao đối với những sản phẩm nhựa và nilon sử dụng một lần; miễn, giảm thuế đối với các sản phẩm thân thiện môi trường.
Hai là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông và chất thải nhựa thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường; sản xuất những sản phẩm thân thiện môi trường để thay thế như túi đựng thân thiện môi trường, chai, lọ thân thiện môi trường… Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và địa phương thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người; thường xuyên phát động các phong trào phòng chống rác thải nhựa.
Bốn là, xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện: hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt; tuyên truyền, vận động và tổ chức ký cam kết chống rác thải nhựa, không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất, các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình điểm thực hiện hạn chế sử dụng túi khó phân hủy, chuyển từ việc sử dụng túi ni lông sang các loại túi giấy và bao gói khác; thúc đẩy thị trường tiêu thụ túi thân thiện với môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn, đặc biệt là nhóm sản xuất quy mô hộ gia đình; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng 1 lần; hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng.
Một cách tiếp cận mới đối với rác thải đó là cần phân loại rác thải tại nguồn nhưng để làm được điều này ngoài trách nhiệm của cơ quan chức năng rất cần sự ủng hộ cũng như thay đổi quan điểm xưa cũ của người dân về rác.
Để rác không còn là thứ bỏ đi như quan điểm lâu nay. Đơn giản từ việc phân loại khi vứt rác. Một việc nhỏ như vậy, nhưng góp phần bảo vệ môi trường cũng chính là bảo về sự sống của chúng ta.
*** Tham khảo thêm các cách phân loại rác thải đơn giản tại nhà: https://uphanhuuco.com/cach-phan-loai-rac-sinh-hoat-2649.html