CÁCH Ủ RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN BÓN MÀ KHÔNG BỊ HÔI

Tận dụng rác thải nhà bếp để làm phân hữu cơ đã trở thành phương pháp phổ biến, được nhiều bà con nông dân sử dụng. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên bà con cần biết cách xử lý đúng, nếu không sẽ xảy ra các tình trạng không mong muốn như thành phẩm thất bại, xuất hiện mùi hôi. Vậy phương pháp xử lý mẻ ủ phân như thế nào là đúng? Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu nhé!

cach-u-rac-thai-nha-bep-trong-rau-1

Lợi ích của việc ủ rác thải nhà bếp

Việc ủ rác thải nhà bếp làm phân bón mang lại nhiều lợi ích như: 

  • Tận dụng được lượng rác thải nhà bếp, giúp giảm thiểu lãng phí. 
  • Giúp bà con tiết kiệm được một khoản chi phí lớn về phân bón. 
  • Bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường. 
  • Hạn chế sử dụng phân bón hóa học cho cây, giúp cải tạo đất trồng hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng cây trồng. 
  • Giúp mọi người có cơ hội tự tay trải nghiệm việc làm phân bón hữu cơ tại nhà. 

Có thể ủ những loại rác thải nhà bếp nào?

Những loại rác thải nhà bếp mà bạn có thể sử dụng để ủ phân như: Bã cà phê, vỏ trái cây, rau củ quả héo úa,… Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên cho cá, tôm,.. vào mẻ ủ. Vì loại nguyên liệu này lâu ngày sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu. 

Để quá trình ủ được hiệu quả hơn bạn nên cắt những nguyên liệu ủ thành từng mảnh nhỏ, phơi ráo nước. 

Cách ủ rác thải nhà bếp nhanh chóng, không gây mùi hôi

Trong quá trình ủ phân, để ngăn ngừa tình trạng xuất hiện mùi hôi và để ra thành phẩm nhanh chóng hơn thì chúng ta bổ sung thêm chất xúc tác là vi sinh EcoClean Compost cho mẻ ủ rác nhà bếp. 

Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost sẽ là sản phẩm tuyệt vời được ứng dụng trong việc ủ phân compost từ rác thải, bùn, chất thải rắn, bã mía, ngô. 

Lợi ích của men vi sinh ủ phẩm EcoClean Compost:

  • Phân hủy nhanh chóng rác thải hữu cơ.
  • Khử mùi hôi mẻ ủ
  • Loại bỏ các nồng độ gây ô nhiễm, mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường.
  • Giảm khí H2S gây hại.
  • Mang hiệu quả kinh tế, xử lý các vấn đề ô nhiễm với chi phí tiết kiệm.
  • Dễ dàng sử dụng cho việc ủ men bảo vệ môi trường, an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường.
  • Nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng sử dụng khi không cần hỗ trợ thiết bị.

>>> Xem thêm: Các loại phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng

Quy trình ủ rác nhà bếp không mùi hôi với vi sinh EcoClean Compost

Phân loại rác thải nhà bếp

Đầu tiên, khi đã thu gom được rác thải nhà bếp, chúng ta cần phân loại rác. Loại rác được sử dụng để ủ phân phải là rác thải hữu cơ như: Rau củ quả thừa, thịt cá ôi thiu, vỏ trứng, cơm thừa, xương,… Khi phân loại rác, tránh để lẫn các loại rác vô cơ như bao nilong, nhựa, thuỷ tinh,… Vì chúng không thể phân huỷ và sẽ gây hại cho cây khi bón vào.

Không nên sử dụng các loại rác hữu cơ có tính axit như: Bạc hà, nhựa thông, cam, quýt, xả,… Vì sẽ ức chế sự sinh sôi của các vi sinh vật phân huỷ rác, gây kéo dài thời gian ủ phân.

*** Tham khảo thêm: Cách phân loại rác tại nguồn đúng cách

phan-loai-rac-thai-nha-bep
Phân loại rác thải nhà bếp

Chuẩn bị nguyên liệu ủ

  • Đất ủ, mùn cưa hoặc mụn dừa.
  • Chế phẩm vi sinh EcoClean Compost.
  • Các loại rác hữu cơ: lá cây, vỏ trái cây, mạt cưa, rơm, bã mía, vỏ trứng, bã cà phê…

Chuẩn bị dụng cụ ủ

– Thùng ủ phân. Mọi người có thể tận dụng thùng trong nhà để ủ phân nhưng EcoClean khuyến cáo bạn nên sử dụng loại thùng có thiết kế những lỗ nhỏ trên thân, mỗi lỗ có kích thước khoảng 0,5 cm, các lỗ cách nhau 15 -20 cm để khí thoát ra ngoài. Thùng ủ phải có cửa, có thêm  chốt và bản lề để cho rác vào và lấy phân ra trong quá trình ủ. 

– Bao tay

– Dụng cụ làm vườn

Cách ủ rác nhà bếp với vi sinh EcoClean Compost

Bạn có thể ủ rác nhà bếp với chế phẩm Trichoderma bằng các bước sau:

– Bước 1: Cho một lớp đất hoặc mùn ở dưới đáy thùng, khoảng 10-15cm. Sau đó đổ lượng rác đã cho vào thùng ủ. 

– Bước 2: Trộn đều nguyên liệu ủ với men vi sinh EcoClean Compost 

Tỉ lệ (10 gram trên 10kg nguyên liệu)

– Bước 3: Đổ nguyên liệu đã trộn vi sinh vào thùng ủ.

– Bước 4: Kiểm tra độ ẩm 

Dùng tay bóp 1 nắm rác: 

  • Nếu bóp thấy nước rỉ ra từ ngoài kẽ tay, là thừa nước, cần bổ sung lá khô, mùn cưa để giảm độ ẩm.
  • Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.
  • Nếu bóp thấy rác không dính chặt thì không đủ nước, cần tiến hành tưới thêm nước vừa đủ.

– Bước 5: Đậy kín nắp thùng, đặt nơi thoáng mát (tránh nắng gắt và mưa, ẩm ướt)

Lưu ý: 3-5 ngày đảo trộn + kiểm tra độ ẩm + nhiệt độ

Kiểm tra nhiệt độ bằng cách cắm 1 cây củi khô vào thùng, sau 7 ngày thì lấy ra, nếu thấy thanh củi ấm, thì quá trình ủ đang diễn ra tốt đẹp.

Lưu ý: Có thể bổ sung thêm dưỡng chất EcoClean để thành phẩm phân bón chất lượng hơn. 

– Bước 6: Lấy thành phẩm

Sau khoảng 30 – 45 ngày sẽ có phân ủ chín có thể đem sử dụng được. Ta lấy phân ra từ cửa bên dưới. Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình ủ có thể dùng để tưới trực tiếp cho cây trồng hoặc đổ ngược lại mẻ ủ khi bị thiếu độ ẩm.

Phân đạt tiêu chuẩn:

– Nguyên liệu làm phân hữu cơ chuyển sang màu nâu.

– Nguyên liệu làm phân hữu cơ vụn ra, mềm và giống như mùn.

– Phân hữu cơ có mùi đất.

– Tất cả thành phần làm phân hữu cơ hoàn toàn chuyển sang như đất (gọi là “mùn”) và không có dấu vết của thức ăn thừa, lá và cỏ ngoại trừ các thành phần gỗ sẽ trở thành dạng sợi và que.

– Kích cỡ đống ủ sẽ giảm 1/3 so với ban đầu.

Ủ phân hữu cơ từ rác bếp là một phương pháp xử lý rác thải hiệu quả và phân thiện đối với môi trường. Phân từ ủ rác không chỉ có lượng dinh dưỡng cao mà còn tăng khả năng kháng bệnh cho cây nếu bón vào. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể tận dụng được những rác thải bỏ đi, để tạo ra phân bón sạch cho khu vườn của mình đúng không nào.

 

0903923177
0903956982