Đối với bà con nuôi trồng thủy sản, mùa mưa có lẽ là mùa gây khó khăn và thiệt hại lớn bởi tôm cá thường xuyên mắc bệnh. Vậy người nuôi cần chuẩn bị gì cũng như cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá như thế nào khi mùa mưa tới. Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu nhé!
Các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá khi trời mưa
Mùa mưa tới kéo theo những thay đổi bất thường về độ ẩm và nhiệt độ cũng như nước trong ao nuôi tôm,.. Những yếu tố đó làm cho các vi sinh vật cũng như vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, gây nên mầm bệnh cho các loại tôm, cá. Những bệnh mà tôm cá thường hay mắc phải khi trời mưa như: bệnh viêm ruột, đốm đỏ, bệnh đóng rong ở tôm,… Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp để phòng tránh như:
Theo dõi thường xuyên tình trạng bơi lội của cá, tôm
Nên để ý cá tôm bơi lội trong ao. Khi tôm, cá có hiện tượng nổi đầu, cần xác định và kiểm tra nguyên nhân do đầu. Nếu thiếu oxy, cần tăng thêm quạt nước, giảm lượng thức ăn hoặc phun nước, xả một phần nước trong ao ra và thêm nước mới vào. Trong quá trình thay nước, bà con cần xử lý nước bằng cách rải thêm vôi vào ao với liều lượng 30 ký/1000 m3 để làm sạch nước trong ao.
Theo dõi màu nước, mực nước của ao nuôi
Theo dõi những yếu tố trên để có thể điều chỉnh kịp thời khi mực nước dâng quá cao hoặc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho ao nuôi.
Tăng cường sức đề kháng cho tôm cá
Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách phối trộn thêm chất dinh dưỡng như vitamin C vào thức ăn cho tôm cá. Tùy vào từng loại tôm cá sẽ có liều lượng khác nhau: Ví dụ như nếu bà con nuôi cá rô phi thì sử dụng 50 – 60mg/ký cá/ 1 ngày. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm một số chế phẩm sinh học như probiotic và enzyme tổng hợp để bảo vệ đường ruột cũng như tăng cường tiêu hóa cho tôm cá.
Một số cách trị bệnh cho tôm cá vào mùa mưa
Bên cạnh những biện pháp phòng bệnh cho tôm cá, bà con nên chuẩn bị những phương pháp để trị bệnh cho tôm cá như:
Trị bệnh cho tôm
Bệnh đóng rong xuất hiện ở tôm
Đây là một căn bệnh xuất hiện ở tôm, tác nhân chính là do nấm, tảo, vi khuẩn trong môi trường nước hình thành nên. Bệnh thường xuất hiện ở cuối vụ nuôi, từ giai đoạn tôm giống cho đến khi tôm trưởng thành.
* Dấu hiệu nhận biết bệnh đóng rong của tôm
- Toàn thân bị dơ, tôm bỏ ăn, sức khỏe yếu, ít di chuyển, màu sắc bị biến dạng.
* Biện pháp phòng ngừa bệnh đóng rong
- Luôn đảm bảo đủ oxy cho tôm, đồng thời quản lý chất lượng nước ao tốt, kiểm tra độ ổn định tảo trong ao nuôi.
- Cải thiện môi trường ao nuôi bằng cách tăng cường thay nước ao nuôi. Có thể dùng thêm khoảng 15 – 20 ppm liều lượng formol đánh vào ban ngày. Sau đó thay nước, nếu rong vẫn còn đóng, có thể đánh tiếp thêm lần nữa.
Bệnh đốm trắng ở tôm
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Whispovirus gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do ấu trùng bị nhiễm bệnh hoặc do lây lan từ nguồn nước xả vào hay từ các loại giáp xác hoang dã.
* Dấu hiệu bệnh lý
Bệnh đốm trắng ở tôm thường có dấu hiệu nhận biết là tôm thường bơi gần mặt, dạt bờ, bị kén ăn và xuất hiện các đốm trắng khoảng 0,2 – 3mm tại lớp vỏ đầu ngực. Và tình trạng tôm chết ồ ạt sau 3 – 10 ngày bị nhiễm bệnh.
* Các biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng
Hiện chưa có phương pháp chữa bệnh đốm trắng ở tôm nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Kiểm tra kỹ càng nguồn nước khi đưa vào ao nuôi.
- Thả những giống tôm sạch đã được xét nghiệm và kiểm duyệt.
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh định kỳ để cải tạo môi trường ao nuôi.
- Phối trộn thêm các phụ gia dinh dưỡng an toàn cho tôm cá.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng của ao nuôi cũng như tôm cá để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với cá
Bệnh đốm đỏ ở cá
- Tác nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn Pseudomonas và Aeromonas trong môi trường ao nuôi. Gây ô nhiễm môi trường, khiến cá bị sốc. Ngoài ra do bà con thả cá với mật độ cao, khiến thiếu oxy.
- Triệu chứng phát hiện bệnh:
Một số dấu hiệu phát hiện cá bị mắc bệnh đốm đỏ là: Cá bị sẫm màu, ruột nhớt, xuất hiện chấm đỏ hoặc mảng đỏ xung quanh miệng, bụng, nắp mang nhưng tại vây và hậu môn không có tình trạng này.
Nếu không phát hiện kịp thời, cá sẽ có dấu hiệu bị hoại tử đuôi, vây, vảy dễ rụng, mắt lồi,.. Gây tỷ lệ chết cao lên đến 70-80%.
- Cách trị bệnh cho tôm:
Để trị bệnh đốm đỏ, đầu tiên chúng ta cần thay nước tốt khoảng 30 – 35%. Dùng thêm một vài loại kháng sinh trộn vào thức ăn như nhóm Sulfamid: 150 – 200 mg/kg cá, cho ăn 7 – 10 ngày hoặc Kanamycin: 50 mg/kg cá, liên tục 7 ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm một số hóa chất để xử lý các vi khuẩn gây bệnh.
Đặc biệt cần lưu ý theo dõi, thay nước và bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh cho ao nuôi đúng liều lượng như Yucca, EcoClean Aqua, EcoClean AM,…
Bệnh trùng quả dưa xuất hiện ở ao cá
- Tác nhân gây bệnh:
Do các vi khuẩn ký sinh như Ichthyophthirius multifiliis, Cryptocaryon irritans
- Dấu hiệu nhận biết cá bị nhiễm bệnh trùng quả dưa
+ Da cá có màu sắc nhợt nhạt
+ Xuất hiện những hạt lấm tấm màu trắng đục ở thân.Cách phòng trị bệnh:
Ta có thể phòng trị bệnh trùng quả dưa bằng cách sử dụng Formalin để tắm và phun lên cá.
Bài viết trên, EcoClean đã giới thiệu cho bà con cách phòng và tránh các căn bệnh thường gặp ở tôm cá mỗi khi mùa mưa đến. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ cho bà con trong công tác nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con có một mùa tôm cá bội thu.