BIỆN PHÁP XỬ LÝ BÃ MÍA ĐỂ Ủ LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CHO RAU

Bã mía là kết quả của quá trình ép cây mía lấy nước. Sau khi ép lấy nước, nhiều người hay lầm tưởng bã mía là vô dụng và đem vứt chúng đi. Tuy nhiên, bã mía lại là nguồn nguyên liệu hữu ích để làm phân bón hữu cơ vô cùng đơn giản và hiệu quả. 

Bã mía không xử lý là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay càng có nhiều địa phương canh tác mía. Theo số liệu từ Hiệp hội Mía Đường Việt Nam có khoảng gần 50 nhà máy chế biến đường tinh luyện đang hoạt động. Diện tích mía trồng là 257. 546 ha với sản lượng ép là 15,76 triệu tấn mía. Số lượng mía sau khi được xử lý sẽ sinh ra khoảng 4.5 triệu tấn bã mía và 500.000 tấn mùn mía và 500.000 tấn mật rỉ đường. 

Với số lượng khổng lồ từ bã mía, người ta thường dùng chúng để đốt lò hơi trong các nhà máy sản xuất đường và làm ván ép. Rỉ mật dùng để sản xuất cồn, bột ngọt hoặc áp dụng cho một số công nghệ vi sinh khác. Riêng phần tro và bã không sử dụng được sẽ phải đổ ra các bãi đất trống gây nên nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây vì bã bùn, bã mía có chứa một lượng dinh dưỡng cao như đạm, lân, lưu huỳnh và canxi,.. nếu biết cách ủ thì đó sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng. 

tan-dung-ba-mia-de-lam-phan-huu-co

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ bã mía bón cho rau

Để bã mía dễ dàng tạo thành thành phẩm phân bón chất lượng tốt thì bạn cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ như nhiệt độ, độ ẩm, nguyên liệu ủ, thời gian ủ. 

Kích thước mẻ bã mía 

Kích thước mẻ ủ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phân hủy. Bởi quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra:

  • Nếu kích thước mẻ ủ bã mía quá nhỏ sẽ làm ngăn cả và hạn chế sự lưu thông khí, giảm mức độ hoạt động của vi sinh vật.
  • Nếu bã mía có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao, tạo ra các rãnh lớn và ảnh hưởng tới nhiệt độ của đống ủ, nhiệt độ sẽ xuống thấp, không diệt trừ được các mầm bệnh. 

Nhiệt độ ảnh hưởng tới việc ủ phân bằng bã mía

Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành phần của quần thể vi sinh vật như: Vi sinh vật ưa nhiệt, ưa ấm, ưa lạnh. 

Khi thực hiện ủ bã mía thành phân bón, vi sinh vật sẽ thực hiện phân giải mạnh, nhiệt độ có thể tăng dần lên, có thể lên đến 50-60 độ C. Ở mức nhiệt độ này sẽ ức chế, làm cho các vi sinh vật ủ phân diễn ra không thuận lợi. Tuy vậy, bạn có thể hoàn toàn điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều chỉnh độ ẩm, thêm vật liệu che phủ hoặc đảo trộn. 

Độ ẩm mẻ ủ bã mía

Nước là thành phần không thể thiếu sự sống của các loài vi sinh vật. Nhờ vào cung cấp độ ẩm thích hợp mà vi sinh vật sẽ được phát triển tối ưu và độ ẩm tốt nhất cho vi sinh vật là 50-60%. 

Để kiểm tra độ ẩm đã đạt yêu cầu hay chưa, chúng ta có thể dùng cách nắm nguyên liệu bã mía sao cho có một ít nước chảy ra nhưng không nhỏ giọt xuống là được. 

  • Nếu như độ ẩm của mẻ ủ bã mía thấp hơn 30%, sẽ gây cản trở sự hoạt động của các loài vi sinh vật. 
  • Nếu như độ ẩm của mẻ bã mía lớn hơn 65% sẽ là chậm quá trình phân hủy do tắc nghẽn không khí, chúng sẽ chuyển sang từ quá trình phân hủy hiếu khí thành phân hủy kỵ khí, gây ra mùi hôi và rò rỉ chất dinh dưỡng và nguy cơ sản sinh ra các vi khuẩn có hại. 

Thời gian để ủ bã mía

Cần ủ bã mía trong khoảng thời gian bao lâu để đạt chất lượng tốt nhất? Điều này còn phụ thuộc vào phương pháp ủ mới có thể xác định được thời gian tối ưu cho quá trình ủ bã mía. 

Nếu ủ không đủ thời gian sẽ gây ra các nguy cơ như: Chất hữu cơ chưa phân hủy xong, có mùi hôi xuất hiện, vi sinh vật có hại vẫn còn sinh sống, gây hại cho cây. 

Hướng dẫn xử lý bã mía ủ để bón rau đơn giản tại nhà

Bã mía có rất nhiều công dụng như làm nguyên liệu đốt, làm thức ăn trong chăn nuôi hay sử dụng để làm bột giấy,.. Và công dụng được bà con ứng dụng nhiều nhất là sử dụng ủ bã mía để làm phân bón cho cây giúp cung cấp chất dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí cho bà con. Cách thực hiện ủ bã mía như sau: 

Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết

Đầu tiền cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như bã mía, bã bùn. Ngoài ra cần bổ sung thêm phân bón NPK 5-10-3, phân super lân, vi sinh ủ phân EcoClean Compost để thúc đẩy quá trình phân hủy, rỉ mật, vôi bột. 

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm các dụng cụ ủ phân như: cân, bạt, xẻng, cuốc, thùng đựng. Chú ý nên tìm mua các nguyên liệu nông nghiệp này tại các địa chỉ, cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.

su-dung-ba-mia-de-lam-phan-bon

Tiến hành dùng bã mía để ủ phân

Để thực hiện ủ bã mía thành phân bón, bạn cần thực hiện các bước sau đây: 

B1: Nghiền nhỏ bã mía, không nghiền quá nhỏ hoặc không để bã mía quá lớn sẽ làm cản trở quá trình phân hủy. 

B2: Đem trộn đều bã đã băm cùng bã bùn, phân NPK, phân supe lân, vôi bột. Dàn mỏng hỗn hợp nguyên liệu đã trộn dày khoảng 20-30 cm.

B3: Rắc vi sinh EcoClean Compost vào mẻ ủ với tỷ lệ 10 gram/ 10 ký nguyên liệu ủ

B4: Dùng bạt đậy lên mẻ ủ đã được dàn cao khoảng 1.5-2m. Sau 3-4 ngày thì kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ. Thường xuyên đảo trộn và giữ nhiệt độ khoảng 50-60 độ C. Khoảng 20-30 ngày, phân sẽ hoai mục và bạn có thể sử dụng để bón cho vườn rau nhà mình.

Có thể nói sử dụng bã mía ủ làm phân bón rau thực sự là giải pháp tiện lợi, đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho bà con nông dân. Vì thế hãy tận dụng nguồn nguyên liệu này để tạo ra nguồn phân bón hữu ích cho khu vườn của mình nhé! Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Hotline: 0903 956 982 – 0903 923 177 (Zalo)

Địa chỉ: Số 62 Đường 64 Khu phố 1, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://uphanhuuco.com/

 

0903923177
0903956982
X